Mang thai tháng thứ 7-8-9

Cơn đau chuyển dạ và những điều mẹ mang thai tháng thứ 7 cần biết

Dường như chẳng có cách nào tránh khỏi cơn đau chuyển dạ, trừ khi bạn có kế hoạch sinh mổ thì bạn sẽ tránh được cơn đau chuyển dạ và quá trình này.

Nếu không thể tránh khỏi thì bạn hãy mạnh mẽ đối mặt với việc này nhé! Khoảng 15 tiếng đồng hồ hoặc hơn cho đến khi bạn sinh được em bé. Chuyển dạ (và sinh con) thật sự là một công việc khó khăn – một chuyện nặng nhọc và cũng đau đớn nữa. Và nếu bạn thật sự nghĩ về những gì sẽ diễn ra lúc lâm bồn, thì chắc chắn đó là cơn đau đẻ. Trong quá trình sinh con, tử cung sẽ co thắt liên tục hết lần này đến lần khác để đẩy một em bé có kích cỡ tương đối lớn qua một không gian tương đối nhỏ, đó là cổ tử cung của bạn; và qua một khu vực thậm chí còn chật hơn, đó là âm đạo – nơi mà bạn từng cho là quá nhỏ cho miếng tampon. Như mọi người vẫn nói, đây là cơn đau có mục đích – một mục đích đáng yêu và cao cả – nhưng dù sao thì nó vẫn rất đau.

Dù dường như chẳng có cách nào tránh khỏi cơn đau chuyển dạ cả (trừ khi bạn có kế hoạch sinh mổ thì bạn sẽ có thể tránh được quá trình và những cơn đau chuyển dạ), nhưng cũng có nhiều phương pháp giúp bạn vượt qua giai đoạn đau đớn và khó khăn này. Nếu bạn là một bà mẹ sắp vượt cạn, khi có dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể lựa chọn các phương pháp giảm đau đa dạng như dùng hoặc không dùng dược phẩm (và đôi khi bạn cũng có thể chọn cả hai nhóm phương pháp đó). Bạn có thể chọn không dùng bất cứ loại dược phẩm gì trong suốt quá trình chuyển dạ hoặc chỉ không dùng thuốc trong một giai đoạn (giống như vào giai đoạn đầu để âm đạo dễ giãn ra vài cm hơn). Bạn cũng có thể chọn liệu pháp y khoa thay thế và không dùng thuốc như châm cứu, thôi miên hoặc thủy trị liệu. Hay bạn có thể sinh bé với một chút giúp đỡ – hoặc rất nhiều sự giúp đỡ – từ thuốc gây tê, ví dụ như gây tê màng cứng, đây là một phương pháp rất phổ biến hiện nay. Gây tê màng cứng sẽ giúp bạn không cảm thấy đau hoặc chỉ đau một ít trong lúc sinh nở và hơn hết là bạn vẫn duy trì được sự tỉnh táo trong suốt quá trình sinh con.

Con dau chuyen da va nhung dieu me mang thai thang thu 7 can biet hinh anh

Có nhiều phương pháp giúp mẹ vượt qua cơn đau chuyển dạ, nhưng mẹ cần cân nhắc kỹ nhé

Thế thì bạn nên chọn phương pháp nào đây? Để tìm ra câu trả lời, bạn hãy xem xét tất cả các lựa chọn, đọc và tìm hiểu về các cách quản lý cơn đau chuyển dạ, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Ngoài ra, bạn hãy thăm dò lời khuyên và kinh nghiệm từ những người bạn của mình đã trải qua quá trình vượt cạn gần đây, sau đó hãy suy nghĩ và cân nhắc cẩn thận.

Bạn hãy luôn nhớ rằng, lựa chọn tốt nhất cho bạn có thể không phải chỉ là một chọn lựa mà đôi khi nó là sự kết hợp của nhiều phương pháp giảm đau cùng một lúc, như bấm huyệt bàn chân kết hợp gây tê màng cứng, hoặc sự kết hợp giữa những phương pháp thư giãn và châm cứu. Và bạn cũng đừng quên giá trị của việc linh hoạt – đừng gò bó mình trong những tư thế rặn đẻ mà bạn đã được học và luyện tập trong các lớp giáo dục sinh sản. Đôi khi, một lựa chọn hay nhiều lựa chọn của bạn bây giờ có thể sẽ không như những gì bạn mong muốn, và bạn có thể sẽ cần phải điều chỉnh kế hoạch của mình đâu đó giữa lúc đang sinh. Ví dụ như, bạn dự tính là sẽ gây tê màng cứng để giảm đau nhưng cuối cùng bạn nhận ra rằng mình có thể sinh con mà chẳng cần đến phương pháp đó, và ngược lại. Trên hết, bạn hãy nhớ rằng, đây hoàn toàn là sự lựa chọn của bạn để sinh con như thế nào, do đó hãy làm theo cách của bạn (ngoài những trường hợp bạn phải thực hiện theo y lệnh của bác sĩ). Cơn đau chuyển dạ thật là nỗi kinh hoàng đối với các mẹ, nhưng vì bé cưng, hãy cố gắng lên các mẹ nhé!




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, US. P 301
  2. How Will You Handle Your Labor Pain?. Đọc thêm tại: < http://www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-pain-relief>. [Ngày 15 tháng 09 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com