Vấn đề khác

Công dụng “bất ngờ” và tác hại “đáng sợ” của rau má

Rau má là loại cây khá quen thuộc, nhưng tác dụng của rau má thì không phải ai cũng biết. Bên cạnh những công dụng tuyệt vời, rau má còn có những tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách và không đúng đối tượng. Cùng mekhonghoanhao khám phá công dụng của rau má và những tác dụng phụ của nó nhé!

Điểm danh những công dụng “tuyệt vời” của rau má

Công dụng của rau má khá đa dạng, nhiều công dụng đã được chứng minh, nhưng cũng có những công dụng chưa có nghiên cứu khẳng định rõ ràng tác dụng của nó.

Những tác dụng của rau má đã được khoa học chứng minh:

Cải thiện các bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể đối với những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Trong một nghiên cứu vào năm 2011, những bệnh nhân bị tăng huyết áp tĩnh mạch đã được cho dùng giả dược (thuốc làm yên lòng người bệnh hơn là chữa bệnh) hoặc rau má trong khoảng 4 tuần. Kết quả là những bệnh nhân dùng rau má đã giảm đáng kể tình trạng phù mắt cá chân, sưng, đau nhức, mỏi và chuột rút  ở chân hơn những bệnh nhân dùng giả dược.

Những công dụng của rau má vẫn chưa được chứng minh rõ ràng:

  • Làm lành vết thương.

Rau má có chứa một chất gọi là triterpenoids có công dụng đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương, giúp da khỏe, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương cũng như tăng cường cung cấp máu cho khu vực này.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí quốc tế về vết thương ở chân (International Journal of Lower Extremity Wounds), sau khi kiểm tra tác dụng của rau má trên vết thương ở chuột, người ta đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ lá rau má có thể chữa lành vết thương cho chúng nhanh hơn.

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên cơ thể người, nhưng chúng ta cũng đã có cơ sở để tin rằng phương pháp dân gian chữa lành vết thương bằng rau má hoàn toàn có lý.

  • Giảm lo âu

Triterpenoids trong rau má còn được cho là có tác dụng giảm sự lo lắng và giúp tăng cường chức năng tâm thần ở chuột.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm thần dược học lâm sàng (Journal of Clinical Psychopharmacology) vào năm 2010, những bệnh nhân sau khi được cho dùng rau má từ 30 – 60 phút có thể giảm sự giật mình khi nghe tiếng động lạ hơn nhiều so với các bệnh nhân không dùng loại thảo dược này.

Đây là bằng chứng cho thấy rau má có công dụng giảm lo âu ở người. Tuy nhiên, vì liều lượng rau má dùng trong nghiên cứu này rất cao, một số nhà nghiên cứu cho rằng hiệu quả của rau má trong việc điều trị chứng lo âu vẫn chưa rõ ràng.

  • Cải thiện bệnh xơ cứng bì

Một nghiên cứu thực hiện trên 13 người phụ nữ bị mắc bệnh xơ cứng bì cho thấy rau má có thể làm giảm đau khớp và xơ cứng da, cải thiện chuyển động của ngón tay.

  • Giảm chứng mất ngủ

Khi thử nghiệm trên động vật, rau má có tác dụng tương tự như thuốc an thần. Đó là lý do nó được cho rằng có thể giúp ích cho những người bị chứng mất ngủ.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên người để chứng minh công dụng này của rau má cả.

cong-dung-cua-rau-ma-va-nhung-tac-hai-dang-so-nen-bo-tui-hinh-anh1

Công dụng của rau má trong việc giảm mất ngủ, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ về vấn đề này

  • Cải thiện bệnh xơ cứng động mạch

Có một số bằng chứng cho thấy dùng rau má trong vòng khoảng 12 tháng có tác dụng làm ổn định các mảng bám đóng trên thành động mạch, nhờ đó chúng sẽ ít có khả năng bị vỡ ra và hình thành nên những cục máu đông dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

  • Ngăn ngừa đông máu ở chân trong những chuyến bay dài

Nhiều bằng chứng cho thấy rau má có thể giúp cải thiện lưu thông máu ở những người có  chuyến bay dài hơn 3 tiếng.

  • Cải thiện tuần hoàn ở bệnh nhân tiểu đường

Dùng rau má từ 6 – 12 tháng có thể giúp cải thiện tuần hoàn và giảm tích trữ chất lỏng trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường.

  • Cải thiện chức năng não của bệnh nhân gan

Một nghiên cứu đã cho rằng bên cạnh việc điều trị thông thường, uống một sản phẩm cụ thể có thành phần rau má, rau đắng biển, bạch quả, cây móng mèo và hương thảo 2 lần/ ngày trong 5 tuần sẽ giúp cải thiện nhiều hơn tình trạng chức năng não kém do bệnh gan gây ra.

  • Trị sẹo lồi

Nhiều bằng chứng cho thấy thoa sản phẩm có chứa madecassol – chất chiết xuất từ rau má lên da có thể giúp giảm bớt các vết sẹo lồi.

  • Trị bệnh vảy nến

Một số bằng chứng cho rằng thoa chiết xuất rau má lên da có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến.

  • Trị sán máng

Một số bằng chứng cho thấy tiêm chiết xuất rau má (được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám đáng tin cậy) có thể giúp chữa các vết thương ở bàng quang do nhiễm ký sinh trùng có tên sán máng.

  • Ngăn ngừa và giảm vết rạn da khi mang thai

Một số sản phẩm có thành phần như rau má, vitamin E, hợp chất collagen, axit béo thiết yếu… được cho là có thể giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng rạn da khi mang thai.

  • Một số công dụng khác

Rau má còn được cho rằng có thể chữa chứng mệt mỏi, cảm lạnh và cúm, say nắng, viêm amidan, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm gan siêu vi, vàng da, tiêu chảy, khó tiêu…

Tác dụng không mong muốn của rau má

Rau má là một loại thảo mộc tương đối an toàn, tuy nhiên nếu lạm dụng quá mức hoặc sử dụng không đúng cách, không đối tượng sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể bạn. Dưới đây là một số tác dụng phụ và vài điều bạn cần lưu ý khi sử dụng:

  • Dùng rau má quá nhiều trong thời gian dài có thể gây khó khăn cho phụ nữ trong việc mang thai (bằng cách gây ra sảy thai tự nhiên). Do đó, đối với thai phụ, bạn có thể dùng rau má ngoài da chứ không nên ăn bởi loại thảo mộc này có thể dẫn đến sẩy thai. Trẻ em (dưới 18 tuổi) và phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.
  • Trong một số trường hợp, rau má cũng có thể gây hại cho gan. Vì vậy, bệnh nhân đang mắc bệnh gan như viêm gan nên tránh dùng rau má.
  • Rau má còn có thể gây ra tình trạng buồn ngủ quá mức khi dùng kết hợp với các loại thuốc dùng trong và sau khi phẫu thuật. Do đó, nên tránh dùng rau má tối thiểu 2 tuần trước lịch phẫu thuật.

Ngoài ra, nếu sử dụng rau má với liều lượng quá cao cũng có thể dẫn đến dị ứng da, cảm giác bỏng rát (khi thoa ngoài da); đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ.

 



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Kashmira J. Gohil – Jagruti A. Patel –  Anuradha K. Gajjar, Pharmacological Review on Centella asiatica: A Potential Herbal Cure-all. Đọc thêm tại: < http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3116297/>. [Ngày  27 tháng 2 năm 2015]
  2. Willow Sidhe, What Are the Benefits of Centella Asiatica? Đọc thêm tại: < http://www.livestrong.com/article/132611-what-are-benefits-centella-asiatica/>. [Ngày 16 tháng 8 năm 2013]
  3. Steven D. Ehrlich, Gotu kola. Đọc thêm tại: <http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/gotu-kola>. [Ngày 28 tháng 12 năm 2012]
  4. Gotu Kola. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-753-gotu%20kola.aspx?activeingredientid=753&activeingredientname=gotu%20kola>. [Ngày 2 tháng 3 năm 2015]
  5. How to buy the freshest vegetables. Đọc thêm tại: < http://www.babycenter.in/a1052777/how-to-buy-the-freshest-vegetables>. [Ngày 3 tháng 3 năm 2015]
  6. Tips for Fresh Produce Safety – Safe Handling of Raw Produce and Fresh-Squeezed Juices. Đọc thêm tại: < http://www.foodsafety.gov/keep/types/fruits/tipsfreshprodsafety.html>. [Ngày 3 tháng 3 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com