Sốt, đau đầu, phát ban hay cứng cổ là triệu chứng của các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, mẹ đừng coi thường những triệu chứng này nhé, trong một số trường hợp chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bệnh tiềm ẩn đấy.
Sốt cao (trẻ lớn hơn 1 tuổi)
Nhiều mẹ khi thấy bé bị sốt thì hết sức lo lắng, tuy nhiên, mẹ cần biết rằng sốt chính là cơ chế tự bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng, nếu bé sốt, có nghĩa là hệ miễn dịch của bé vẫn đang hoạt động bình thường.
Bé được xem là sốt khi nhiệt độ của bé đo tại hậu môn cao trên 100.4oF (38oC). Nếu mẹ có thói quen đo nhiệt độ cho bé ở nách thì hãy cộng thêm 10F vào kết quả cho chính xác mẹ nhé.
Phần lớn những cơn sốt ở trẻ nhỏ thường không phải tình trạng cấp cứu. Tuy nhiên, nếu bé từ 2 tuổi trở lên có triệu chứng sốt trên 1040F, bé không khỏe hoặc sốt cao liên tục nhiều hơn 4 ngày thì bố mẹ nên đưa bé đi khám.
Đối với những bé dưới 2 tuổi, mẹ nên đưa bé đi khám trong vòng 48 giờ khi nhận thấy bé bị sốt. Mẹ yên tâm, sốt chỉ là triệu chứng của một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi thôi, nên mẹ đừng quá lo lắng nhé!
Ba mẹ cần rất thận trọng khi bé bị sốt cao
Nhức đầu dữ dội
Khi bé than phiền rằng đang bị nhức đầu, có thể mẹ sẽ phân vân không biết có nên cho bé uống thuốc giảm đau hay không. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng nhức đầu nhẹ có thể điều trị bởi thuốc giảm đau (thuốc mua không cần toa) hoặc sẽ hết sau khi bé được nghỉ ngơi, nhưng nhức đầu dữ dội thì không.
Nếu bé bị nhức đầu vài giờ liên tục hoặc nhức đầu nặng làm bé không thể ăn uống, chơi đùa hoặc thậm chí không thể xem chương trình TV yêu thích thì mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhé. Nếu nhức đầu nặng tới mức bé không thể thực hiện những hoạt động thường nhật mà lúc nào cũng nghĩ tới cơn đau đầu, thì khi đó, bé cần được bác sĩ kiểm tra ngay.
Nhức đầu thường do sự thít chặt của cơ trong lớp da đầu hơn là có liên quan tới não bộ. Nhưng một khi nhức đầu có kèm theo các triệu chứng về thần kinh như lú lẫn, nhìn mờ hay đi đứng không vững thì bé cần được đưa đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
Nhức đầu kèm theo sốt, nôn ói, lú lẫn, phát ban hoặc cứng cổ cũng cần được đưa đến bệnh viện ngay vì bé có thể đang bị nhiễm trùng hoặc mắc một bệnh lý nào đó rất nặng, ví dụ như viêm màng não (khi bị viêm màng não, bé cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức).
Ngoài ra, nếu bé nhà mình thường xuyên bị nhức đầu, dù nhẹ thì mẹ cũng nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt nhé. Trường hợp này mặc dù cũng nằm trong các bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng đã đến lúc mẹ phải lo ngại rồi đấy.
Phát ban lan tỏa
Phát ban lan tỏa (gọi tắt là phát ban) là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay. Khi nhìn thấy bé xuất hiện các nốt phát ban ở cánh tay hoặc chân, mẹ cũng không nên quá hốt hoảng vì vấn đề này thường vô hại. Hoặc nếu các nốt ban chuyển sang màu trắng khi mẹ ấn tay vào, khi thả tay ra lại trở về màu đỏ như bình thường thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng bởi vì đây có thể chỉ là phát ban do virus, dị ứng hay mề đay mà thôi.
Nhưng nếu bé bị phát ban toàn thân thì mẹ không nên chủ quan, hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay mẹ nhé. Trong trường hợp phát ban không mất đi khi mẹ ấn tay vào (hoặc da bé xuất hiện các chấm đỏ hoặc đỏ tía không đổi màu khi mẹ ấn tay vào) thì rất có thể bé đang mắc một bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn như viêm màng não hay nhiễm trùng huyết, đặc biệt khi phát ban kèm theo sốt.
Phát ban lan tỏa là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Tuy nhiên, phát ban cũng có thể xảy ở mặt khi bé ho hay nôn ói dữ dội, do đó, không phải lúc nào dạng phát ban này cũng ẩn chứa một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt khi nó chỉ ở một vùng nào đó trên cơ thể. Tốt hơn hết, mỗi khi mẹ phát hiện da bé xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ hoặc đỏ tía trên diện rộng và không đổi màu khi ấn tay vào, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé.
Ngoài ra, trong các bệnh thường gặp ở trẻ em còn có một dạng phát ban lan tỏa khác có thể được xem là tình trạng cấp cứu đó là nổi mề đay kèm sưng phù môi. Vì vậy, nếu nhận thấy bé bị phát ban kèm theo sưng phù môi hoặc vùng mặt, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay.
Nếu bé có các triệu chứng như thở gắng sức hoặc khó thở, mẹ hãy gọi 115 ngay lập tức bởi những dấu hiệu này liên quan đến một tình trạng rất nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng gọi là phản ứng phản vệ.
Cứng cổ
Khi bé bị cứng cổ mẹ nên quan sát xem bé có kèm theo dấu hiệu gì nữa không. Nếu bé chỉ bị cứng cổ thôi thì rất có thể là do tư thế ngủ không đúng, điều này không đáng lo ngại, chỉ cần mẹ điều chỉnh lại tư thế ngủ cho bé là được. Cứng cổ kèm với sốt có thể là do viêm amiđan hoặc sưng hạch bạch huyết.
Tuy nhiên, khi bé bị cứng cổ kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, sợ ánh sáng, đau đầu, nôn ói, hôn mê thì rất có thể bé đang mắc phải một vấn đề hết sức nghiêm trọng đó là viêm màng não đấy. Trường hợp này rất nguy hiểm và bé cần được cấp cứu ngay lập tức.
Cứng cổ là một triệu chứng nguy hiểm, mẹ nên liệt kê vào sổ tay các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi để có thể phòng tránh cho bé khi cần thiết!
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, mặc dù cứng cổ là một triệu chứng điển hình của viêm màng não, tuy nhiên, bản thân triệu chứng cứng cổ ở trẻ hiếm khi cho thấy điều gì nguy hiểm cả, nhiều khi đây chỉ là do đau cơ vùng cổ mà thôi. Vì thế nếu thấy trẻ có dấu hiệu này, mẹ hãy bình tĩnh và quan sát thêm trước khi vội vàng đưa con đi cấp cứu nhé!
- 5 Serious symptoms in children to never ignore. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/children/guide/serious-symptoms-in-children?page=3>. [Ngày 28 tháng 09 năm 2015].
- Children’s Symtomps You Shouldn’t Ignore. Đọc thêm tại: <http://www.healthline.com/health/childrens-health-symptoms#Overview1>. [Ngày 28 tháng 09 năm 2015].