Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp càng sớm càng tốt!: Để giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bé gặp khó khăn trong giao tiếp. Bên cạnh đó, để dạy trẻ kỹ năng giao tiếp cha mẹ cần tạo môi trường trò chuyện cởi mở, thoải mái và chủ động lắng nghe khi giao tiếp với trẻ.
Bé chưa giao tiếp tốt, nguyên nhân do đâu?
Con bạn đang ở độ tuổi 5 – 12 và bé có một số khó khăn trong vấn đề giao tiếp, bạn biết vì sao bé lại có những khó khăn này không? Một số nguyên nhân sau đây có thể khiến bé nhà bạn giao tiếp chưa tốt đấy:
Khả năng truyền đạt thông tin chưa tốt. Cha mẹ hoặc bé, hoặc cả hai, đang gặp khó khăn trong việc truyền đạt những thông điệp với người khác. Cách thức giao tiếp hoặc tính khí của cha mẹ và bé chưa phù hợp.
Có những nhược điểm trong vấn đề giao tiếp với bé. Chẳng hạn, những bé ở độ tuổi 5-12 thỉnh thoảng than phiền rằng cha mẹ nói chuyện khó hiểu, hay cằn nhằn, phê bình, không cố gắng tìm hiểu quan điểm người khác hoặc thường hay ngắt lời bé. Nếu bé thường phàn nàn như vậy, có lẽ cha mẹ cần xem xét lại kỹ năng lắng nghe và nói chuyện của mình đấy.
Khả năng chú ý kém. Điều này khiến bé khó tập trung đủ lâu để nhận được thông điệp từ cha mẹ. Cũng có thể bé là người vội vã, bốc đồng và thường nói trước khi suy nghĩ. Và nếu cha mẹ có tính bốc đồng như trên thì khả năng bé có những tính này cũng khá cao đấy.
Bé có một trí nhớ không tốt lắm. Điều này liên quan đến vấn đề chú ý, tức là những thông điệp được nhận một cách hời hợt và bé không ghi lại trong bộ nhớ của mình. Những vấn đề về trí nhớ ngăn cản bé hiểu những gì bé nói, cản trở việc tìm cách diễn đạt thích hợp hoặc khiến bé đưa ra phản ứng chậm chạp khi giao tiếp. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý những lo lắng và phiền muộn có thể gây cản trở đến sự chú ý và ghi nhớ của bé.
Bé có vốn từ vựng hoặc cách diễn đạt kém. Đây cũng là yếu tố khiến việc giao tiếp của bé trở nên khó khăn. Bé có thể gặp khó khăn trong việc hiểu được hết những gì cha mẹ đang nói và nói lên suy nghĩ của mình. Nói lắp hoặc có vấn đề về cách diễn đạt cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé gặp khó khăn để giao tiếp bằng lời nói.
Lo lắng, căng thẳng. Cha mẹ hoặc bé đang có những mối lo lắng, căng thẳng hoặc những điều bận tâm mà có thể ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp.
Một số yếu tố nguy cơ khác. Giao tiếp sẽ không hiệu quả nếu chưa chọn đúng thời gian và địa điểm để giao tiếp với bé. Đôi khi, tốc độ và cường độ nói chuyện của cha mẹ lại lấn áp khả năng lắng nghe và trả lời của bé. Cha mẹ nên chú ý đến điều này nhé!
Như vậy, có những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến bé gặp khó khăn để giao tiếp hiệu quả với mọi người. Cha mẹ hãy dành thời gian để quan sát xem con mình rơi vào trường hợp nào để tìm cách ứng phó cũng như dạy trẻ kỹ năng giao tiếp càng sớm càng tốt nhé!
Giúp Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp hiệu quả có quá khó?
Để dạy trẻ kỹ năng giao tiếp tốt, việc đầu tiên là tìm hiểu nguyên nhân và ngay sau đó hãy giúp bé giao tiếp tốt hơn bằng cách tham khảo và áp dụng một số gợi ý sau đây. Dần dần kỹ năng giao tiếp của bé sẽ được cải thiện.
Khi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp cần tạo môi trường trò chuyện cởi mở. Trong khi trò chuyện, hãy tạo cho bé cảm giác thoải mái, vui vẻ và cho bé thấy bạn luôn lắng nghe những gì bé nói. Đừng quên giao tiếp bằng mắt với bé nữa nhé.
Tìm kiếm những thông điệp tiềm ẩn thông qua những gì mà bé đang nói. Chẳng hạn khi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, cha mẹ hãy xem xét giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của bé như thế nào khi đang nói chuyện.
Lắng nghe những quan điểm của bé. Bên cạnh việc chủ động lắng nghe, khi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp bạn cần thể hiện sự tôn trọng với những quan điểm và suy nghĩ của bé. Cha mẹ nên tránh thể hiện những hành vi tiêu cực khiến bé tổn thương, ví dụ như những lời chế nhạo, trêu chọc, khiển trách, xem thường hoặc tìm cách bắt bẻ những sai phạm của bé.
Giao tiếp một cách chân thành. Giao tiếp hiệu quả là khi cha mẹ giao tiếp một cách chân thành và kiên nhẫn với con. Truyền đạt cho bé những thông điệp về cảm nhận của bản thân cha mẹ, tránh truyền đạt những thông điệp mang tính chỉ trích và xúc phạm.
Hãy dạy trẻ kỹ năng giao tiếp càng sớm càng tốt
Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp đừng quên khen ngợi trẻ. Nếu thấy khả năng lắng nghe của con có tiến bộ, cha mẹ hãy khen ngợi hoặc tặng cho bé phần thưởng. Nếu những nỗ lực của bé được cha mẹ công nhận, điều này sẽ thúc đẩy bé lắng nghe cẩn thận và hiểu rõ hơn về những gì cha mẹ đang cố truyền đạt, góp phần giúp bé giao tiếp tốt hơn đấy.
Khi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, nếu thấy bé vẫn tiếp tục gặp những vấn đề khó khăn trong giao tiếp, cha mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để nhận được một số chỉ dẫn hữu ích. Bác sĩ sẽ đề nghị bé nói về những vấn đề đang gây cản trở đến khả năng giao tiếp của bé (như ngôn ngữ, khả năng tập trung kém hoặc những quan điểm về gia đình).
Ngoài ra, bác sĩ nhi khoa cũng có thể giới thiệu cho cha mẹ và bé một chuyên gia tư vấn gia đình thích hợp, người có thể hỗ trợ giải quyết những khó khăn mà cha mẹ và bé đang phải đối mặt, đồng thời cải thiện kỹ năng giao tiếp của cha mẹ nữa đấy.
- Edward L. Schor, MD, FAAP, 2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA.
- Talking with kids about tough issues. Đọc thêm tại: <http://www.childrennow.org/index.php/learn/talking_with_kids/>. [Ngày 25 tháng 2 năm 2015].