Ra mồ hôi nhiều vào ban đêm (hay mồ hôi trộm) có thể ẩn chứa một bệnh lý nào đó. Hãy cũng điểm qua 7 nguyên nhân có thể khiến bạn gặp tình trạng này nhé!
Theo một cuộc khảo sát, có đến 41% trong tổng số 2267 người đến thăm các bác sĩ chăm sóc cho biết họ từng gặp vấn đề về ra mồ hôi nhiều vào ban đêm. Đây là triệu chứng mà nhiều chuyên gia ở Hội Bệnh nhiều mồ hôi Quốc tế thường nhận được sự quan tâm của các bệnh nhân. Tiến sĩ Glaser thuộc tổ chức quốc tế về hội những người mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi và là Phó chủ tịch của Viện Da liễu ở trường đại học Y Saint Louis, St. Louis, Missouri cho rằng không nên coi thường hay chủ quan về vấn đề ra mồ hôi nhiều vào ban đêm, bởi vì nó có thể ẩn chứa một vấn đề về sức khỏe nào đó.
Các bệnh y khoa gây ra mồ hôi nhiều về đêm
1. Mãn kinh và tiền mãn kinh.
Các triệu chứng mãn kinh có thể bắt đầu nhiều năm trước khi kinh nguyệt dừng hẳn. Các thay đổi về hóc-môn khác ở phụ nữ (ví dụ như những thay đổi hóc-môn ở thời thiếu niên hoặc thời kỳ mang thai) cũng có thể gây ra mồ hôi trộm.
2. Nhiễm trùng.
Nhiễm trùng ví dụ như bệnh lao, bệnh viêm màng trong tim (sưng van tim); viêm tủy xương; áp xe (như bóng nước, ruột thừa, amiđan và viêm túi thừa); và bị nhiễm HIV.
3. Bệnh ung thư.
Ra mồ hôi đêm có thể là một triệu chứng sớm của vài bệnh ung thư đặc biệt là ung thư hệ bạch huyết. Tuy nhiên, với bệnh ung thư, ra mồ hôi đêm thường không chỉ là triệu chứng duy nhất. Các triệu chứng liên quan khác thường bao gồm sốt và sút cân không giải thích được.
4. Đường trong máu thấp.
Đường trong máu thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mồ hôi trộm.
5. Rối loạn hóc môn.
Bao gồm U tế bào ưa crôm (đây là loại u của tuyến thượng thận hoặc tế bào đặc trưng tương tự ngoài tuyến thượng thận), hội chứng carcinoid, cường giáp
6. Các vấn đề thần kinh.
Đột quỵ, tăng phản xạ tự phát và rối loạn hệ thần kinh tự chủ cũng có thể khiến bạn đỗ mồ hôi về đêm, tuy vậy điều này không phổ biến.
7. Một số loại thuốc.
Thuốc uống cũng là một nguyên nhân phổ biến của bệnh mồ hôi trộm. Những thủ phạm thường gặp là thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc về thần kinh, liệu pháp hóc-môn và các loại thuốc được dùng để giảm lượng đường (glu-cô) trong máu. Hóc môn chữa viêm dị ứng, thuốc kháng viêm hay thậm chí một số thuốc hạ sốt như aspirin, acetaminophen cũng có thể dẫn tới ra mồ hôi.
Bạn cũng cần phân biệt tình trạng da bị ửng đỏ khác với ra mồ hôi trộm. Ửng đỏ là tình trạng khiến da có màu đó, thường ở cổ và má và thỉnh thoảng bị nhầm với ra mồ hôi trộm. Có nhiều loại thuốc có thể gây ra vấn đề này như: niacin, tamoxifen, hydralazine, nitroglycerine, and sildenafil (Viagra).
Nếu bạn bị ra mồ hôi trộm, tốt hơn hết hãy đến bệnh viện để kiểm tra, đặc biệt là trong trường hợp mồ hôi trộm đi kèm với sốt hoặc các triệu chứng khác như sút cân không giải thích được. Hầu hết ra mồ hôi vào ban đêm không phải là tự phát (từ một nguyên nhân không xác định) do đó hãy kể cho bác sĩ của bạn về bất kì loại thuốc nào bạn dùng bao gồm thuốc kê toa, thảo mộc hay chất bổ sung tự nhiên hoặc vitamins.
Một số lời khuyên giúp hạn chế hoặc ngăn mồ hôi trộm
Những lời khuyên này sẽ giúp phòng tránh hoặc loại bỏ vấn đề ra mồ hôi trộm quá nhiều vào ban đêm.
- Tập thể dục hoặc tập yoga đều đặn hàng có thể giúp tâm trạng tốt lên và giảm lo âu căng thẳng từ đó hạn chế việc tiết mồ hôi.
- Luôn mặc đồ ngủ bằng vải cotton thoải mái, tránh mặc đồ ngủ quá chật.
- Dùng viên con nhộng vitamin E hoặc thêm một muỗng cà phê dầu vitamin có chứa estrogen vào sữa để uống, phương pháp này có thể giúp giảm cường độ của mồ hôi trộm ở phụ nữ do mãn kinh gây ra.
- Bỏ hút thuốc và đừng uống quá nhiều rượu vì chúng làm gia tăng vấn đề mồ hôi trộm.
- Tránh ăn đồ chiên và đồ cay vì chúng làm tăng nhiệt độ cơ thể.
- Ăn thức ăn giàu vitamin B như trứng, cá, trái cây sấy, sữa, rau xanh…vì chúng chứa estrogen và progesterone giúp làm giảm nhẹ vấn đề ra mồ hôi trộm.
- Ăn nhiều dưa leo, cam, dưa hấu hoặc thực phẩm chứa nhiều nước để giữ cơ thể mát.
- Uống 10-12 cốc nước để loại bỏ chất độc trong người. Nó cũng làm mát cơ thể của bạn.
- Ngủ trong phòng mát hoặc phòng có điều hòa để tránh ra mồ hôi vào ban đêm.
- Hạn chế uống cà phê, trà thay vào đó hãy uống các loại trà thảo mộc như trà xanh, trà hoa cúc, trà bạc hà…
- Tắm 2 lần/ngày. Trong lúc tắm, thêm vào chút tinh dầu làm mát như dầu bạc hà vào nước bồn tắm.
- Ăn đồ ăn giàu vitamin, protein và khoáng chất. Tránh các đồ ăn vặt, thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn rác (thức ăn có hàm lượng cao calo từ chất béo và đường, ít xơ, protein, vitamin và khoáng chất)
- Giải độc cơ thể 10 ngày một lần, giúp loại bỏ những chất độc không mong muốn gây ra mồ hôi trộm hoặc khiến nhiệt cơ thể tăng.
- Không nên sử dụng ga trải giường với chất liệu ni-lon hay vải tổng hợp, thay vào đó hãy sử dụng trải giường bằng cotton. Ngủ trên giường tre hoặc chiếu tre cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- International Hyperhidrosis society: Night Sweats. <http://www.sweathelp.org/where-do-you-sweat/other-sweating/night-sweats.html> [Ngày 25 tháng 03 năm 2016].
- Pheochromocytoma. Đọc thêm tại: <http://www.ycantho.com/content/2/5/929/1/pheochromocytoma.html>. [Ngày 29 tháng 03 năm 2016].
- Home Remedies for Night Sweats. <http://www.1800remedies.com/home-remedies-for-night-sweats/> [Ngày 28 tháng 02 năm 2016].
- Junk food. Đọc thêm tại: <https://en.wikipedia.org/wiki/Junk_food>. [Ngày 29 tháng 03 năm 2016].