Sức khỏe

Điều trị rối loạn phân ly ở trẻ em và thanh thiếu niên

Hiệu quả từ các phương pháp điều trị rối loạn phân ly vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Các lựa chọn phương pháp can thiệp đều dựa trên nghiên cứu trường hợp riêng biệt chứ không thực hiện nghiên cứu khảo sát. Nói chung, việc điều trị các rối loạn này phải được thực hiện trong nhiều năm.

Các phương pháp điều trị rối loạn phân ly

Các phương pháp điều trị rối loạn phân ly ở trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm:

  • Xây dựng một môi trường trị liệu an toàn. Theo phương pháp này, các bác sĩ sẽ cố gắng hướng dẫn người mắc rối loạn cảm nhận sự an toàn và thoải mái, đủ để kích hoạt quá trình phục hồi trí nhớ của người đó.
  • Thuốc tâm thần, như các thuốc barbiturate.
  • Thôi miên. Phương pháp này có thể giúp phục hồi những kí ức bị dồn nén, dù hình thức trị liệu này dành cho các rối loạn phân ly vẫn đang gây rất nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn.
  • Tâm lý trị liệu, hay còn được biết với tên gọi “liệu pháp trò chuyện”, liệu pháp này rất cần cho quá trình can thiệp lâu dài. Các mô hình trị liệu bao gồm liệu pháp nhận thức và liệu pháp phân tâm học.

Dieu tri roi loan phan ly o tre em va thanh thieu nien hinh anh

Điều trị rối loạn phân ly bằng các liệu pháp tâm lý rất cần cho quá trình can thiệp lâu dài

  • Huấn luyện các kỹ năng quản lý căng thẳng, vì các yếu tố gây căng thẳng có thể kích hoạt triệu chứng rối loạn.
  • Các phương pháp điều trị cho những dạng rối loạn khác. Thông thường, người mắc một dạng rối loạn phân ly nào đó có thể phát triển kèm theo những vấn đề về sức khỏe tâm thần khác, như là rối loạn trầm cảm hoặc lo âu. Việc điều trị dạng này bao gồm dùng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu để cố gắng cải thiện các triệu chứng của rối loạn phân ly.

Gia đình có thể giúp gì cho trẻ?

Gia đình, bạn bè có thể đóng vai trò quan trọng giúp trẻ phục hồi, dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

  • Tìm hiểu về các rối loạn phân ly càng nhiều càng tốt
  • Lắng nghe với sự chấp nhận nếu trẻ muốn nói cho bạn nghe về những trải nghiệm về rối loạn của mình
  • Đừng mong đợi trẻ luôn biết được hoặc sẽ nói cho bạn biết điều bạn có thể làm để giúp đỡ trẻ
  • Hãy thành thật và không phán xét
  • Hãy thận trọng với những đụng chạm và sự thân mật – hỏi trẻ xem những cử chỉ này có khiến trẻ khó chịu không
  • Đừng cố gắng giúp trẻ thực hiện các nhiệm vụ hằng ngày chỉ để làm giảm áp lực cho trẻ
  • Hãy nhớ đừng bỏ bê bản thân. Các phương pháp điều trị thông qua trò chuyện có thể giúp bạn đối phó với nhiều cung bậc cảm xúc được hình thành bởi việc cùng chung sống với người đang có rối loạn phân ly đấy.

Xem thêm: Rối loạn phân ly: Nguyên nhân và cách chẩn đoán



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Dissociation and Dissociative Disorders. Đọc thêm tại: http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Dissociation_and_dissociative_disorders>. [Ngày 18 tháng 9 năm 2015].
  2. Dissociative Disorders – For friends and my Family. Đọc thêm tại: http://www.mind.org.uk/information-support/types-of-mental-health-problems/dissociative-disorders/for-friends-and-family/#.VftZb5D0GNA>. [Ngày 18 tháng 9 năm 2015].

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com