Để chẩn đoán xem nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ liệt kê số lượng và các loại thực phẩm mà bé đã ăn gần đây và làm thêm một số xét nghiệm khác. Sau đó, bác sĩ sẽ điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Chẩn đoán suy dinh dưỡng ở trẻ em do hội chứng kém hấp thu
Để chẩn đoán suy dinh dưỡng ở trẻ em, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Kiểm tra cụ thể khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Ví dụ, bác sĩ có thể cho bé uống lactose, sau đó đo nồng độ hydrogen trong hơi thở của bé. Người bình thường có rất ít hydro trong hơi thở. Nếu cơ thể không tiêu hóa được lactose, hydro sẽ sinh ra nhiều ở ruột và sau đó cuộn lên trong hơi thở. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem trong hơi thở của bé có bao nhiêu hydro sau khi ăn thực phẩm chứa lactose trong vài giờ. Nếu nồng độ hydro trong hơi thở cao sau 3 đến 5 giờ, điều đó nghĩa là cơ thể của bé không tiêu hóa tốt lactose.
- Thu thập và phân tích mẫu phân. Ở các bé khỏe mạnh, thì chỉ có một lượng nhỏ các chất béo tiêu thụ mỗi ngày bị mất qua phân. Nếu tìm thấy quá nhiều lượng chất béo trong phân, tức là có biểu hiện của sự rối loạn hấp thu.
- Kiểm tra mồ hôi, có thể biết hiện trạng bệnh xơ nang. Khi bị xơ nang cơ thể sẽ sản xuất thiếu lượng enzyme cần thiết cho tiêu hóa đồng thời gây ra sự bất thường trong việc bài tiết mồ hôi.
- Trong một số trường hợp bác sĩ có thể sinh thiết ruột non để kiểm tra xem có dấu hiệu nhiễm trùng, viêm hoặc tổn thương hay không.
- Thông thường, các xét nghiệm được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên nếu bé bị bệnh nặng có thể phải nhập viện để được ăn chế độ đặc biệt trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm.
Chẩn đoán tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em
Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em do hội chứng kém hấp thu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hấp thu kém ở các bé vì vậy việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
- Nếu lý do là bị nhiễm trùng, bé có thể sẽ được kê thuốc kháng sinh.
- Nếu hội chứng hấp thu kém xảy ra do đường ruột vận động quá mạnh làm cho thức ăn đi qua ruột quá nhanh thì bác sĩ sẽ kê một số thuốc đặc biệt (tùy vào thể trạng và cơ địa của bé) để thức ăn được lưu lại lâu hơn và có thời gian cho việc hấp thu dinh dưỡng.
- Đôi khi không tìm ra nguyên nhân rõ ràng thì có thể là do chế độ ăn uống chưa hợp lý. Lúc đó mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp cơ thể bé dung nạp và hấp thụ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, dù điều trị bằng bất cứ phương pháp nào thì bé cũng nên được bác sĩ khám, chẩn đoán để xem tình hình diễn tiến của bệnh, giai đoạn hiện tại của bệnh, sức khỏe hiện tại của bé, để kê toa thuốc cho phù hợp, tránh trường hợp suy dinh dưỡng ở trẻ em kéo dài, sẽ làm ảnh hưởng đển các quá trình phát triển khác của trẻ.
Xem thêm: Suy dinh dưỡng ở trẻ em do hội chứng kém hấp thu
Đọc thêm tại đây:
- Malabsorption, Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
- Malabsorption. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/malabsorptionsyndromes.html>. [Ngày 14 tháng 10 năm 2014]