Sức khỏe

Điều trị và phòng ngừa da bị cháy nắng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mekhonghoanhao chia sẻ cách điều trị và phòng ngừa da bị cháy nắng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ hãy cùng tham khảo để đảm bảo an toàn cho bé yêu của mình nhé

Điều trị da bị cháy nắng ở trẻ

Da bị cháy nắng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của cháy nắng từ 6-12 tiếng sau khi tiếp xúc với mặt trời. Nếu vết cháy nắng chỉ bị đỏ, nóng và đau, mẹ có thể áp dụng những hướng dẫn sau:

  • Chườm miếng gạt mát lên khu vực bị cháy nắng.
  • Tắm cho bé bằng nước mát.
  • Cho bé uống nước hoặc nước ép trái cây để thay thế lượng nước bị mất đi.
  • Có thể cho bé uống một số loại thuốc giúp giảm đau. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn, mẹ có thể cho bé uống Acetaminophen. Đối với bé lớn hơn 6 tuổi, có thể cho uống Acetaminophen (Tylenol, paracetamol…) hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin…).
  • Nếu da bé có dấu hiệu phồng rộp, mẹ nên dùng băng gạc khô bọc lại để tránh nhiễm trùng.
  • Chỉ được dùng sữa dưỡng ẩm khi có sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa.

Trong trường hợp cháy nắng nghiêm trọng gây ra sự mất nước (như khô miệng, khát nước, giảm lượng nước tiểu, nhức đầu, chóng mặt và buồn ngủ) hoặc bé bị say nắng, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức nhé.

Phòng cháy nắng ở trẻ

Mẹ có thể tham khảo những cách sau để phòng cháy nắng cho bé yêu:

Dieu tri va phong ngau da bi chay nang o tre so sinh va tre nho hinh anh

Đề phòng da bị cháy nắng cho bé yêu

  • Không để bé tiếp xúc trực tiếp quá lâu dưới ánh nắng mặt trời đặc biệt là lúc tia cực tím đạt đỉnh điểm (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).
  • Mặc áo quần dài làm bằng vải bông nhẹ cho bé.
  • Che dù hoặc đội mũ rộng vành cho bé khi đi ra ngoài hoặc khi đi tắm biển.
  • Cho bé đeo kính mát có độ chống tia UV ít nhất là 99%.
  • Thoa kem chống nắng cho bé.
– Chọn một loại kem chống nắng dành cho trẻ em với chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 15 (kiểm tra chỉ số trên bao bì).
­- Đối với bé lớn hơn 6 tháng tuổi, để phóng tránh da bị cháy nắng mẹ có thể bôi kem chống nắng toàn bộ cơ thể bé. Tuy nhiên, mẹ hãy cẩn thận khi bôi kem ở những vùng quanh mắt bé nhé. Nếu chẳng may bé bị dây kem chống nắng vào mắt, mẹ hãy lau mắt và tay bé bằng một miếng vải ẩm.
– Mẹ nên thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài và mỗi 1,5 hoặc 2 giờ 1 lần, đặc biệt khi trẻ chơi đùa nhiều dưới nước.

Xem thêm: Triệu chứng và nguyên nhân da bị cháy nắng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Sunburn. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sunburn/basics/definition/con-20031065>. [Ngày 26 tháng 11 năm 2014].
  2. First Aid: Sunburn. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/sheets/sunburn_sheet.html>. [Ngày 26 tháng 11 năm 2014].
  3. Sun Safety: Information for Parents About Sunburn & Sunscreen. Đọc thêm tại:  <http://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/at-play/Pages/Sun-Safety.aspx> [Ngày 29 tháng 11 năm 2014].
  4. Five ways to treat a Sunburn. Đọc thêm tại: <http://www.skincancer.org/prevention/sunburn/five-ways-to-treat-a-sunburn>. [Ngày 29 tháng 11 năm 2014].
  5. Treating Sunburn in Children. Đọc thêm tại: <http://www.skincancer.org/prevention/sunburn/treating-sunburn-in-children>. [Ngày 29 tháng 11 năm 2014].
  6. Sunburn. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
  7. Hắc tố melanin là gì. Đọc thêm tại: <http://benhnamda.net/bvct/Nam-da-tri-nam-da-chua-nam-da-nam-da-mat/28/H%E1%BA%AFc-t%E1%BB%91-melanin-l%C3%A0-g%C3%AC.html>. [Ngày 29 tháng 11 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com