Tất tần tật về dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ em: Nhiều em bé đến tuổi tập nói thì gặp vấn đề trong việc phát âm những âm như: t, d, l, n, th nhưng phụ huynh lại chủ quan cho rằng chỉ là bé nói chưa chuẩn thôi. Có thể bé đang bị dính thắng lưỡi mà ba mẹ không hay biết.
>> Chăm sóc trẻ sức môi hở hàm ếch bẩm sinh thế nào cho đúng?
Dính thắng lưỡi là gì?
Dính thắng lưỡi – hay còn gọi là bệnh dính thắng lưỡi hoặc bệnh dính thắng lưỡi ở trẻ em có tên khoa học là Ankyloglossiam. đây là một dị tật (do bẩm sinh hoặc di truyền) mà dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của đầu lưỡi. Dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 0,2%-2%.
Dính thắng lưỡi hay bệnh dính thắng lưỡi ở trẻ em có thể gặp dạng dính thắng lưỡi nhiều (còn gọi là dính thắng lưỡi hoàn toàn ) hoặc dạng dính thắng lưỡi nhẹ (còn gọi là dính thắng lưỡi một phần ) do thắng lưỡi ngắn.
Hình ảnh – Dính thắng lưỡi ở trẻ không phải là dị tật hiếm gặp
Ngay sau khi sinh, khi khám sức khoẻ tổng quát định kỳ, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ qua khám lâm sàng, kể cả khi trẻ chỉ bị dính thắng lưỡi nhẹ vẫn có thể phát hiện ra.
Vì vậy, khi đưa con đi khám sơ sinh lúc tiêm chủng, ba mẹ nhớ để ý hỏi bác sĩ khám cho bé xem liệu con mình có bị bệnh dính thắng lưỡi ở trẻ em hoàn toàn hoặc bị dính thắng lưỡi nhẹ hay không. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ được phát hiện bị dính thắng lưỡi trễ hơn sau vài tháng khi thấy trẻ bú hoặc phát âm khó, lên cân chậm.
Có phải bé bị dính thắng lưỡi thì nói ngọng?
Trẻ nói ngọng do 2 nguyên nhân:
- Nói ngọng sinh lý: cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi…
- Nói ngọng mang tính xã hội: phát âm lệch so với chuẩn.
Như vậy, tình trạng trẻ nói ngọng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu duy nhất của dính thắng lưỡi ở trẻ em mà còn có thể do trong gia đình có người nói ngọng, ba mẹ không sửa cho con cách phát âm đúng khi con tập nói hoặc do giọng nói đặc trưng của vùng miền đó.
Tuy nhiên, khi thấy con nói ngọng và nhà không có ai bị nói ngọng những từ tương tự, ba mẹ nên để ý vì đây là một trong những dấu hiệu nghi ngờ có liên quan đến việc bé bị dính thắng lưỡi hay không. Dấu hiệu trẻ nói ngọng là dấu hiệu có thể liên quan tới bệnh dính thắng lưỡi ở trẻ em. Đây cũng là dấu hiệu mà cha mẹ dễ nhận biết nhất, rồi từ đó ba mẹ kiểm tra thêm xem bé bị dính thắng lưỡi hay là chỉ bị nói ngọng do gia đình hoặc hàng xóm có người nói ngọng và bé học theo mà thôi.
Làm sao phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi?
Bố mẹ có thể kiểm tra đơn giản tại nhà bằng cách cùng con ngồi trước gương và chơi trò thè lưỡi. Cho lưỡi thè dài ra tận cằm, cong lưỡi lên trên vòm môi trên, vòm lợi trong, sang trái, sang phải.
Bố mẹ hoàn toàn có thể nhìn được lưỡi con mình có bị kém linh động không, khi cảm thấy có dấu hiệu dưới đây thì cần đưa bé đi khám ở bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt.
- Thắng lưỡi ngắn, cử động lưỡi sang hai bên bị hạn chế.
- Đầu lưỡi không thè ra khỏi bên ngoài môi được.
- Đầu lưỡi không thể đụng lên phía trên nóc khẩu cái.
- Điển hình của dính thắng lưỡi thường gặp là khi trẻ khóc, đầu lưỡi trẻ hình trái tim do cử động ra phía trước và ra sau của lưỡi bị giới hạn.
- Đầu lưỡi khi thè lưỡi thay vì thấy nhọn thì có vẻ phẳng hay vuông.
- Các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc giữa 2 răng cửa hàm dưới bị hở.
- Trẻ bú khó và phát âm cũng khó khăn.
Hình ảnh dính thắng lưỡi. Đừng chủ quan khi trẻ nói ngọng vì đó có thể là dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ em
Với các trẻ nhỏ hơn, mẹ có thể quan sát những dấu hiệu nghi ngờ dính thắng lưỡi ở trẻ như:
- Núm vú mẹ có thể bị viêm và đau.
- Đầu núm vú mẹ bị biến dạng sau khi cho trẻ bú.
- Có một lằn vết chèn ép ở đầu núm vú mẹ sau khi cho trẻ bú .
- Khi miệng trẻ bú mẹ nghe thấy có âm thanh như tiếng click chuột, trẻ bú rất lâu .
- Trẻ chậm lên cân.
Khi phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi ngay sau khi sinh cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa Răng Hàm Mặt các bệnh viện Nhi để được đánh giá chính xác mức độ bị dính thắng lưỡi ở trẻ nhiều hay ít và có cần phải cắt hay không vì có những trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi ít với dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phải can thiệp phẩu thuật.
Trường hợp nào không nên cắt thắng lưỡi cho bé?
Thủ thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em tuy đơn giản nhưng không nên thực hiện trong tình huống bé có rối loạn đông máu hoặc có nhiễm trùng răng miệng. Khi bé bị chậm nói, có thể do nghe kém do viêm tai giữa tiết dịch hoặc do bất thường não bộ do viêm não, bại não, sanh non; hoặc do rối loạn phát triển như bệnh tự kỷ; hoặc do di truyền.
Do vậy khi bé bị chậm nói nên đưa bé đến khám tai mũi họng, chuyên khoa thần kinh, chuyên khoa tâm lý hơn là tập trung vào vấn đề dính thắng lưỡi ở trẻ em.
Thủ thuật cắt thắng lưỡi ở trẻ như thế nào?
Dưới đây là một số thủ thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em:
- Cắt thắng lưỡi bằng kéo cho trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi.
- Phẫu thuật điều chỉnh thắng lưỡi bằng phương pháp gây tê cho trẻ trên 6 tháng
- Phẫu thuật điều chỉnh thắng lưỡi bằng tia laser (không gây tê).
- Phẫu thuật điều chỉnh thắng lưỡi bằng phương pháp đốt điện, có gây tê cục bộ.
Mức độ hiệu quả của các thủ thuật cắt dính thẳng lưỡi ở trẻ em này là như nhau, tuy nhiên tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên chọn phương pháp nào là khả thi nhất.
- Blog bác sĩ: Nên cắt thắng lưỡi cho trẻ khi nào? Đọc thêm tại: <http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20150717/blog-bac-si-nen-cat-thang-luoi-cho-tre-khi-nao/779124.html>. [Ngày 13 tháng 10 năm 2016]
- Dính thắng lưỡi là gì? Đọc thêm tại: <http://nhakhoaviethung.com.vn/chuyen-de-nha-khoa/benh-lien-quan-vung-mieng/408-dinh-thang-luoi.html>. [Ngày 13 tháng 10 năm 2016]
- Tongue-Tie. Đọc thêm tại: <https://www.breastfeedingbasics.com/articles/tongue-tie Surgery. Đọc thêm tại:http://tonguetie.net/surgery/>. [Ngày 13 tháng 10 năm 2016]