Phương pháp sinh mổ

Thuốc gây mê, gây tê dùng trong giảm đau khi sinh thế nào?

Thuốc gây mê được coi là phương pháp giảm đau khi sinh mổ hiệu quả nhất, dường như nó đưa bạn vào trạng thái ngủ để quên đi đau đớn. Ngoài ra, nếu bạn không muốn gây tê ngoài màng cứng hoặc dùng thuốc gây mê, bạn có thể áp dụng phương pháp gây tê vùng âm hộ nếu có ý định sinh thường.

Khi muốn lựa chọn phương pháp giảm đau khi sinh con, bạn sẽ bị giới hạn những lựa chọn thuốc gây mê, gây tê hoặc các loại thuốc khác tùy thuộc vào chuyên môn của bác sĩ và tình trạng của bệnh viện nơi bạn chọn sinh em bé. Thêm vào đó, bác sĩ cũng sẽ dựa theo tình trạng sinh nở của bạn, tình trạng khẩn cấp, tình trạng sức khỏe (của bạn và bé) trong quá khứ và hiện tại để quyết định cùng gia đình chọn một phương pháp giảm đau phù hợp.

Giúp mẹ đẻ không đau với phương pháp gây mê toàn thân

Gây mê toàn thân hiếm khi được áp dụng để giảm đau khi sinh nở ngày nay, phương pháp này chỉ được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt cần mổ lấy thai.

Các chuyên gia gây mê trong phòng phẫu thuật hoặc phòng sinh sẽ tiêm thuốc vào ống tiêm tĩnh mạch (IV) của bạn để đưa bạn vào trạng thái ngủ. Khi thấm thuốc, bạn sẽ cảm thấy chếnh choáng, mất phương hướng và bồn chồn.

Bạn cũng có thể bị ho hoặc đau cổ (vì thông thường ống dẫn sẽ được đưa vào miệng thông xuống cổ họng của bạn), và bạn cũng có thể sẽ buồn nôn và nôn mửa.

Điểm bất lợi lớn nhất của phương pháp gây mê toàn thân (ngoài việc các bà mẹ sẽ lỡ mất giây phút lúc lâm bồn) là nó làm bé bị mê man như mẹ. Nhóm y khoa sẽ giảm thiểu đến mức tối đa tác dụng mê của thuốc bằng cách tiến hành gây mê sao cho gần đến lúc sinh nhất có thể. Bằng cách đó, bé sẽ được sinh trước khi thuốc mê có ảnh hưởng đến bé.

Giảm đau khi sinh với thuốc gây mê Demerol

Demerol là một trong những loại thuốc gây mê sản khoa phổ biến nhất. Thuốc sẽ được tiêm (đôi khi tiêm ở mông) hoặc thuốc sẽ có trong dung dịch tiêm tĩnh mạch, dùng để giảm đau khi sinh, giúp mẹ thư giãn để có thể chống lại cơn đau co thắt tử cung tốt hơn.

Thuốc gây mê, gây tê dùng trong giảm đau khi sinh thế nào hình ảnh 1

Demerol là một trong những loại thuốc gây mê sản khoa phổ biến nhất
Thuốc có thể được sử dụng lặp lại mỗi 2 tiếng cho đến 4 tiếng đồng hồ nếu cần thiết. Nhưng không phải phụ nữ mang thai nào cũng thích cảm giác mơ màng khi dùng Demerol. Khi sử dụng Demerol, một số phụ nữ mang thai cho rằng khả năng kiểm soát cơn đau chuyển dạ của họ giảm đi khi thuốc có tác dụng.

Thuốc có thể có vài tác dụng phụ (tùy thuộc độ nhạy cảm của từng phụ nữ mang thai) như buồn nôn, nôn và tụt huyết áp. Tác dụng của thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi hay không tùy thuộc vào liều lượng của thuốc và khoảng thời gian dùng thuốc gần hay xa lúc lâm bồn. Nếu sử dụng thuốc quá gần lúc sinh, bé có thể buồn ngủ và giảm khả năng bú. Hiếm gặp hơn là tình trạng hô hấp của bé có thể bị suy giảm và việc hỗ trợ thở oxy cần được tiến hành. Tất cả các tác dụng phụ lên trẻ sơ sinh chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và có thể được điều trị nếu cần thiết.

Demerol thường sẽ không được tiến hành cho đến khi cơn đau đẻ thật sự bắt đầu, loại trừ các cơn đau chuyển dạ giả, nhưng Demrol cũng phải được dùng trước khi sinh 2 hoặc 3 tiếng.

Giảm đau khi sinh cho mẹ bằng phương pháp gây tê âm hộ

Thỉnh thoảng phương pháp này được áp dụng trong giai đoạn thứ hai của quá trình đau chuyển dạ, và gây tê âm hộ thường được dùng ở những ca sinh thường – ngã âm đạo. Phương pháp này được tiến hành bằng một mũi tiêm vào vùng âm hộ. Thuốc gây tê sẽ giảm đau ở khu vực đó nhưng bạn sẽ vẫn cảm thấy những cơn đau ở tử cung. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhất khi quá trình sinh nở có sử dụng dụng cụ trợ sinh là ống hút hoặc kẹp. Thuốc có thể tạo ra tác dụng khi phải rạch âm hộ (nếu cần thiết) và giúp giảm đau trong trường hợp âm hộ được rạch hoặc bị rách.

Nitrous oxide (NO) – Giúp mẹ giảm đau khi sinh

Nitrous oxide còn được gọi là khí cười. Khí này không làm giảm toàn bộ cơn đau, nhưng nó có thể làm giảm đau một phần và cũng là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những ai không chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng.

Với phương pháp NO này, bạn có thể tự điều chỉnh liều dùng – hít vài hơi NO khi bạn cảm thấy cần được giảm đau và để nó sang một bên khi bạn cảm thấy mình có thể kiểm soát được cơn đau.

Thuốc gây mê, gây tê dùng trong giảm đau khi sinh thế nào hình ảnh 2

Khí NO là một lựa chọn để giảm đau khi sinh

Thuốc an thần

Những thuốc an thần như Phenergan và Vistaril có tác dụng trấn an và làm thư giãn khi phụ nữ mang thai quá lo sợ, nhằm giúp họ có thể tập trung thực hiện tốt ca sinh nở của mình. Thuốc an thần cũng làm tăng tác dụng của thuốc gây mê như Demerol.

Và cũng tương tự thuốc giảm đau, thuốc an thần chỉ được dùng khi quá trình chuyển dạ thật sự bắt đầu và ngay trước khi lâm bồn. Nhưng thuốc an thần thỉnh thoảng cũng được dùng trong giai đoạn đầu của cơn đau chuyển dạ nếu sự lo sợ và căng thẳng làm chậm tiến trình sinh nở.

Sự phản ứng của người dùng đối với thuốc rất đa dạng. Một vài phụ nữ mang thai cảm thấy choáng váng nhẹ, một số khác nhận thấy thuốc an thần tác động đến khả năng điều khiển và trí nhớ của họ về trải nghiệm sinh con đáng nhớ.

Liều lượng làm nên sự khác biệt. Với một liều nhỏ, thuốc an thần có thể giúp mẹ giảm đau khi sinh tốt mà không làm mất đi sự tỉnh táo. Liều lớn hơn có thể gây ra sự nói lắp và tình trạng ngủ gật giữa lúc lâm bồn khiến việc áp dụng các thủ thuật vượt cạn mà bạn đã chuẩn bị trở nên khó khăn hơn.

Dù thuốc an thần không gây nguy hiểm gì nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, nhưng hầu hết các bác sĩ không sử dụng thuốc an thần trừ khi thật sự cần thiết. Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ trở nên cực kỳ lo lắng trong khi chuyển dạ và không muốn dùng loại thuốc này khi sinh, có thể bạn nên học những phương pháp thư giãn không dùng dược phẩm từ bây giờ như thiền, massage hoặc thuật thôi miên.




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 304 – 305
  2. How Will You Handle Your Labor Pain? Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-pain-relief> [Ngày 15 tháng 09 năm 2015]
  3. Childbirth – pain relief options. Đọc thêm tại: <http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Childbirth_pain_relief_options?open> [Ngày 15 tháng 09 năm 2015]
  4. Labor and delivery, postpartum care. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/labor-and-delivery/art-20049326> [Ngày 15 tháng 09 năm 2015]

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com