Sức khỏe

Hỗ trợ của cha mẹ khi trẻ có rối loạn thách thức chống đối

Bên cạnh việc điều trị rối loạn thách thức chống đối (một dạng rối loạn hành vi) bằng thuốc và liệu pháp tâm lý, cha mẹ còn có thể hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên tại nhà với nhiều cách như: khen ngợi hành vi tích cực của con, thiết lập các giới hạn…

Khi trẻ có rối loạn thách thức chống đối, cha mẹ có thể giúp con như thế nào?

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng để làm giảm một số vấn đề của rối loạn thách thức chống đối ở trẻ em và thanh thiếu niên:

  • Nhận ra và khen ngợi những hành vi tích cực của con với những câu nói càng cụ thể càng tốt, chẳng hạn “Mẹ thật sự rất hài lòng với việc con giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi của con tối nay”. Điều này giúp củng cố những hành vi tích cực ở con và giúp trẻ nâng cao lòng tự trọng.
  • Tạo ra một khuôn mẫu hành vi mà bạn muốn con bạn thực hiện.
  • Tạo ra những giới hạn và trừng phạt nghiêm khắc một cách hợp lý nếu con vi phạm.
  • Tạo ra một thói quen bằng cách xây dựng lịch trình hàng ngày phù hợp cho con, đồng thời gợi ý con bạn tham gia vào việc giúp bạn xây dựng lịch trình đó sao cho tiện lợi.
  • Hãy dành thời gian để ở cạnh con, trò chuyện với con, giúp con giải tỏa những căng thẳng mà trẻ có. Điều này cũng giúp hạn chế phần nào rối loạn thách thức chống đối ở trẻ.
  • Thảo luận với chồng / vợ của mình cùng các thành viên khác trong gia đình để đảm bảo các quy trình kỷ luật luôn nhất quán và thích hợp. Đồng thời, tranh thủ sự trợ giúp từ giáo viên và những người thường tiếp xúc nhiều với con.

Hỗ trợ của cha mẹ khi trẻ có rối loạn thách thức chống đối

Phân công công việc nhà cho con
  • Phân công việc nhà cho con từ những nhiệm vụ tương đối dễ dàng, dễ thành công đến những công việc quan trọng và đầy thử thách hơn, buộc con mình phải nỗ lực thực hiện. Và hãy đảm bảo rằng những hướng dẫn của bạn phải rõ ràng và dễ hiểu.
  • Chuẩn bị tinh thần để đối phó với những thử thách. Vì lúc đầu, có thể con bạn sẽ không hợp tác hoặc cứ mong đợi bạn sẽ thay đổi thái độ đối với hành vi của con. Sự nhất quán về thái độ khi đối mặt với những hành vi ngày càng thách thức là chìa khóa giúp bạn thành công vượt qua giai đoạn này. Nhờ đó, những khó khăn ban đầu sẽ được bù lại bằng sự cải thiện về hành vi và các mối quan hệ của con.

Phòng ngừa rối loạn thách thức chống đối

Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: can thiệp sớm, thiết lập chương trình học dựa theo giáo án trên trường cùng với trị liệu cá nhân có thể giúp phòng ngừa dạng rối loạn hành vi Này. Ngoài ra, các khóa huấn luyện về quản lý con cái dành cho phụ huynh đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phòng ngừa rối loạn thách thức chống đối trong tất cả các nhóm tuổi của trẻ. Các khóa tập huấn này hướng dẫn phụ huynh làm thế nào để phát triển mối quan hệ nuôi dưỡng an toàn cho con cái của mình và cách thiết lập ranh giới cho những hành vi không được chấp nhận.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Oppositional Defiant Disorder. Đọc thêm tại:<http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/oppositional-defiant-disorder/basics/symptoms/con-20024559>. [Ngày 5 tháng 8 năm 2015].
  2. Oppositional Defiant Disorder. Đọc thêm tại:<http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Oppositional_defiant_disorder_(ODD)>. [Ngày 5 tháng 8 năm 2015].
  3. Oppositional Defiant Disorder. Đọc thêm tại:<http://medical-dictionary.thefreedictionary.com/oppositional+defiant+disorder>. [Ngày 5 tháng 8 năm 2015].
  4. Mental health: Oppositional Defiant Disorder. Đọc thêm tại:<http://www.webmd.com/mental-health/oppositional-defiant-disorder?page=1#1>. [Ngày 5 tháng 8 năm 2015].
  5. ODD – A guide for Families by the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry. Đọc thêm tại:<https://www.aacap.org/App_Themes/AACAP/docs/resource_centers/odd/odd_resource_center_odd_guide.pdf>. [Ngày 5 tháng 8 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com