Nuôi con

Kem đánh răng chứa flour có cần thiết cho trẻ 3 -5 tuổi?

Trong kem đánh răng, tuy flour có tác dụng giúp răng bé chắc khỏe hơn và ngăn ngừa sâu răng nhưng nếu bố mẹ cho bé dùng quá nhiều kem đánh răng chứa flour cũng không tốt cho bé đâu.

Flour là gì?

Flour là chất chống sâu răng tự nhiên và có trong nước sông, hồ và thậm chí nước biển.  Flour cũng có trong một số loại thức ăn và đồ uống với hàm lượng khác nhau. Flour thường được thêm vào các loại kem đánh răng để ngăn ngừa sâu răng.

Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể, thành phần chủ yếu của men răng là apatit, flour có thể ngấm vào men răng và tạo thành fluoroapatit, làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi acid, từ đó tránh bị sâu răng.

Flour bảo vệ răng của cả trẻ em và người lớn như thế nào?

Trước khi trẻ mọc răng, flour có trong các loại đồ ăn hay sữa có thể làm cho men răng (bền mặt cứng của răng) chắc hơn và chống sâu răng tốt hơn sau này.

kem-danh-rang-chua-flour-lieu-co-can-thiet-cho-tre-3-5-tuoi-hinh-anh1

Flour có trong các loại đồ ăn hay sữa

Sau khi trẻ mọc răng, flour giúp cải thiện những răng có men răng bị yếu và chống lại những triệu chứng đầu tiên của sâu răng.

Lượng flour có trong thức ăn cũng đi vào nước bọt của bạn và giúp men răng chắc khỏe hơn nhờ lượng flour ít ỏi này.

Flour có trong thức ăn, đồ uống và nước sinh hoạt

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi đang uống sữa mẹ hoặc sữa công thức đều không cần bổ sung thêm bất kỳ sản phẩm chứa flour nào. Sau thời gian đó, nếu nguồn nước bố mẹ sử dụng cho trẻ hàng ngày không có đủ 0.3 ppm (parts per million) flour tương ứng với 0.3 mg/lít, bố mẹ nên bổ sung flour cho trẻ.

Hầu hết nước máy sinh hoạt ở Việt Nam (nước giếng lọc không được tính trong nhóm này) đã chứa một lượng flour nhất định. Do đó, kem đánh răng chứa flour dùng cho trẻ 0 đến 3 tuổi ở Việt Nam không thật sự cần thiết vì trong đồ ăn, thức uống hàng ngày cũng đã chứa flour rồi.

Nếu nguồn nước bố mẹ sử dụng đã có đủ lượng flour này thì bố mẹ không cần bổ sung thêm nữa. Với các gia đình sử dụng nước giếng, bố mẹ nên đi xét nghiệm nước để biết được chính xác hàm lượng flour của nước giếng sau lọc nhà mình trước khi quyết định chọn loại kem đánh răng phù hợp cho con.

Theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống Bộ Y Tế ban hành, hàm lượng flour (florua) trong nước sinh hoạt ở Việt Nam là 0.7 – 1.5 mg/lít. Tuy tiêu chuẩn là như vậy nhưng ở mỗi vùng khác nhau lại có nước sinh hoạt với nồng độ flour khác nhau.

kem-danh-rang-chua-flour-lieu-co-can-thiet-cho-tre-3-5-tuoi-hinh-anh2

Nước sinh hoạt ở mỗi vùng khác nhau lại có nồng độ flour khác nhau

Nếu bố mẹ và con đang sống trong vùng có nước có hàm lượng flour cao như Phú Yên hay Khánh Hòa ở Việt Nam thì bố mẹ nên mang nước sinh hoạt đi xét nghiệm để xem hàm lượng flour có vượt chuẩn của Bộ Y tế hay không, nếu vượt chuẩn này, việc đánh răng bằng kem đánh răng chứa flour sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra hiện tượng răng nhiễm flour, có khi dẫn tới “chết răng”. Chỉ cần đánh răng với nước máy là có thể đã dư lượng flour cần thiết cho cơ thể rồi. Ở vùng này, gia đình nên dùng nước tinh lọc nhập từ vùng khác sang uống hàng ngày sẽ tốt hơn là uống nước đun sôi để nguội.

Một số loại thức ăn có chứa nhiều flour như cá, nhất là xương ninh nhừ có trong cá hộp hay món cá ninh nhừ cả xương, trà (bao gồm flour trong lá trà và nước pha trà).

Tuy vậy, lượng flour từ thức ăn hầu hết có từ lượng flour có trong nước dùng để nấu ăn vì lượng flour trong thức ăn nếu có nhiều cũng không hề dễ dàng hấp thụ.

Flour có trong kem đánh răng và nước súc miệng

Nguồn flour được biết đến nhiều nhất là lượng flour có trong kem đánh răng. Hầu như 90% kem đánh răng trên thị trường có chứa flour ở dạng: Natri phốt phát Florua (Sodium Monofluorophosphate), Natri Florua (Sodium Fluoride), Thiếc (II) Florua (Stannous Fluoride) hay Amin Florua (Amine fluoride).

Hầu hết các loại kem đánh răng cho người lớn chứa 1000ppm flour và cho trẻ nhỏ từ 3-6 tuổi chứa 400ppm flour. Với các trẻ nhỏ, bố mẹ cần để ý để trẻ dùng với lượng vừa phải và không bị nuốt hay ăn phải thuốc đánh răng trong khi đánh răng.

Có một số loại nước súc miệng chứa flour và viên uống bổ sung chỉ nên được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

kem-danh-rang-chua-flour-lieu-co-can-thiet-cho-tre-3-5-tuoi-hinh-anh3

Thiếu hay dư flour (nhiễm flour) đều không tốt cho sức khỏe của bé

Thiếu hay dư flour (nhiễm flour) đều không tốt

Ở tuổi tạo men răng, nếu thiếu flour thì dễ bị đau răng, sâu răng và răng dễ hỏng do men răng không chắc khỏe.

Nếu thừa flour lại mắc phải hội chứng răng nhiễm flour (Fluorosis). Răng trẻ bị nhiễm flour có thể xỉn màu, ngả sang vàng ố hoặc nâu, bề mặt răng không bình thường và chấm đen lốm đốm, có khi còn bị rỗ lỗ chỗ nữa.

Sau khi trẻ được hơn 8 tuổi khi hầu hết các răng vĩnh viễn của trẻ đã mọc hoàn thiện, nguy cơ bị răng nhiễm flour từ thức ăn, nước uống, hay kem đánh răng và nước súc miệng sẽ giảm hẳn.

Xem thêm về các xử lý việc thiếu và dư flour thế nào tại bài Cách dùng kem đánh răng có chứa và không chứa Flour



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Caring for your baby’s teeth. Tham khảo tại: <http://www.babycentre.co.uk/a554806/caring-for-your-babys-teeth>. [Ngày 16 tháng 7 năm 2014]
  2. Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống Bộ Y Tế (ban hành kèm theo quyết định số 1329/2002/BYTQ. Quyết định ngày 18/04/2002 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế)
  3. Fluoride and infant formula. Tham khảo tại: <http://www.ada.org/en/public-programs/advocating-for-the-public/fluoride-and-fluoridation/recent-fluoridation-issues/infant-formula-and-fluoridated-water/fluoride-and-infant-formula-faq>. [Ngày 16 tháng 7 năm 2015]
  4. Fluorosis Overview. Tham khảo tại: <http://www.webmd.com/children/fluorosis-symptoms-causes-treatments>. [Ngày 16 tháng 7 năm 2014]
  5. Fluorosis sources. Tham khảo tại: <http://www.health.govt.nz/our-work/preventative-health-wellness/fluoridation/fluoride-sources>. [Ngày 16 tháng 7 năm 2014]
  6. Flouride. Đọc thêm tại: <http://www.greenfacts.org/en/fluoride/fluorides-3/03-fluoride-exposure.htm#1p0>.  [Ngày 16 tháng 7 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com