Mang thai

Khám phá cử động của thai nhi tháng thứ 5 trong bụng mẹ

Mang thai tháng thứ 5, hầu hết các mẹ đều cảm nhận được những chuyển động nhỏ của bé mỗi ngày. Nhưng đôi khi mẹ chẳng nhận thấy cử động của thai nhi tháng thứ 5, điều này có bình thường không nhỉ?

>> Chị em phụ nữ mới mang thai nên cập nhật ngay danh sách các phòng khám sản phụ khoa uy tín tại Sài Gòn này nhé!

Thích thú với những cử động của thai nhi tháng thứ 5

Cảm nhận được bé đang xoay, uốn éo, đấm, đá là một trong những thời khắc xúc động nhất trong suốt thời gian mang thai (nó chắc chắn sẽ đánh bại những khó chịu vì cơn ợ nóng hay cái chân căng phồng của mẹ). Những chuyển động này là minh chứng tốt nhất cho thấy một sinh linh tràn đầy năng lượng đang lớn dần bên trong cơ thể mẹ.

Từ tuần thứ 19 –22 trở đi, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi tháng thứ 5. Không chỉ vậy, tai bé đã bắt đầu làm việc nên bé đã có thể nghe được tiếng nói của mẹ và âm thanh bên ngoài. Bé còn có thể mút tay và bị nấc cục nữa cơ.

chuyen-dong-cua-thai-nhi-khi-mang-thai-thang-thu-5-hinh-anh

Khám phá cử động của thai nhi tháng thứ 5

Nhưng đây cũng là lúc các mẹ mang thai tháng thứ 5 bắt đầu có nhiều câu hỏi và nghi ngờ: Bé chuyển động như vậy có đủ chưa? Có nhiều quá không? Có khi nào con tôi có tới 4 chân không (vì thường là mẹ sẽ cảm thấy như vậy khi bé đạp)? Một phút trước mẹ chắc đó là những cú đá của bé, nhưng sau đó mẹ nghĩ đó chỉ là do mẹ tưởng tượng thôi (có thể chỉ do bụng sôi ọc ọc).

>> Những thách thức cho mẹ bầu 5 tháng có thể gặp phải

Có sao không nếu mẹ không cảm nhận được cử động của thai nhi tháng thứ 5?

Có ngày mẹ thấy bé uốn éo và xoay không ngừng, nhưng cũng có khi “vận động viên” nhỏ dường như bị loại khỏi cuộc thi đấu, và mẹ hầu như không cảm thấy bất cứ thứ gì, như vậy có sao không?

Nếu mẹ không cảm nhận được cử động của thai nhi tháng thứ 5 thì cũng đừng quá lo lắng mẹ nhé, mặc dù việc mẹ lo lắng về chuyển động của bé là có thể hiểu được, nhưng thường thì chưa cần thiết lắm. Bây giờ thai nhi vẫn còn hơi nhỏ, nên việc mẹ không thấy thai đạp nhiều cũng là bình thường.

Nếu đến giữa tháng thứ 5 mà mẹ vẫn chưa cảm nhận được, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm thai để xem bé đang làm gì trong bụng mẹ và có thể ngày dự sinh sẽ thay đổi. Tần suất những chuyển động có thể nhận biết của bé trong giai đoạn này thay đổi rất nhiều, và mô hình chuyển động cũng không ổn định.

Mặc dù hầu hết thời gian bé vẫn đang cử động, nhưng cũng rất khó để mẹ có thể nhận ra những chuyển động này, cho đến khi thai đạp nhiều và mạnh hơn.

Một số chuyển động của bé có thể không nhận biết được do vị trí của thai nhi (ví dụ là bé quay mặt vô trong và thay vì đá ra ngoài bé lại đá vô trong).

kham-pha-cu-dong-cua-thai-nhi-thang-thu-5-ttrong-bung-me-hinh-anh2

Cũng đừng quá lo lắng nếu bé bỗng “im lặng” 1 ngày mẹ nhé

Ngoài ra, mẹ có thể không cảm nhận được cử động của thai nhi tháng thứ 5 vì những hoạt động của chính mẹ. Chẳng hạn khi mẹ đang di chuyển hoặc đi bộ, có thể lúc đó bé đang ngủ hoặc đã thức giấc nhưng do quá bận rộn với việc của mình nên mẹ không nhận ra những di chuyển của bé. Cũng có thể lúc bé di chuyển nhiều nhất là khi mẹ đang ngủ, đối với nhiều bé đó là giữa khuya (thậm chí trong giai đoạn mang thai tháng thứ 5 này, thường thì bé sẽ động đậy khi mẹ đang nằm.)

Có cách nào “khyến khích” bé cử động?

Nếu mẹ lo lắng vì cả ngày không cảm nhận được cử động của thai nhi tháng thứ 5 thì mẹ cũng có thể kích thích bé cử động bằng cách nằm xuống khoảng 1 hoặc 2 tiếng vào buổi chiều, tốt nhất là sau khi mẹ uống một ly sữa, hoặc nước cam, hoặc ăn một chút gì đó. Sự kết hợp giữa việc mẹ nằm yên và những kích thích từ năng lượng đồ ăn có thể khiến bé bắt đầu ngọ nguậy.

Nếu vẫn không được cử động của thai nhi tháng thứ 5 thì mẹ cũng đừng lo lắng, hãy thử lại sau một vài giờ nữa và biết đâu sẽ thấy kết quả ngay thôi. Nhiều mẹ cho biết họ không thấy bé cựa quậy gì trong 1 – 2 ngày, hoặc thậm chí là 3 – 4 ngày trong giai đoạn này. Nếu mẹ vẫn còn lo lắng, mẹ có thể hỏi bác sĩ của mình để an tâm hơn.

Sau tuần thứ 28, những chuyển động của thai nhi bắt đầu rõ ràng hơn, và đây thời điểm tốt để mẹ hình thành một thói quen mới đó là kiểm tra hoạt động hằng ngày của bé đấy!

Mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết trong thai kỳ tháng thứ 5 bên dưới nhé:

>> Vị trí nhau thai tháng thứ 5

>> Tư thế ngủ cho bà bầu mang thai tháng thứ 5

>> Cách đối phó cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Fifth Month of Pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.enfamil.com/articles-and-videos/mom-wellness/development/fifth-month-pregnancy>. [Ngày 07 tháng 08 năm 2015]
  3. Fetal Movement During Pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/move-it.aspx>. [Ngày 07 tháng 08 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com