Nuôi con

Khi cha hoặc mẹ không giữ quyền nuôi con sau ly hôn

Mặc dù không có quyền nuôi con sau ly hôn, nhưng cha hoặc mẹ vẫn có thể đến thăm và xây dựng tình cảm, tham gia vào cuộc sống của đứa con thân yêu.

Quyền thăm nom khi cha/ mẹ bị tước quyền nuôi con sau ly hôn

Với cương vị là cha mẹ, bị mất quyền ở bên con toàn bộ thời gian sau ly hôn là một trải nghiệm khó khăn. Nỗi khó khăn đó càng trở nên tệ hơn nếu phía cha /mẹ giữ quyền nuôi con tỏ ra không hợp tác hoặc thậm chí chống đối lại việc thăm nom con.

Khi cha hoặc mẹ không giữ quyền nuôi con sau ly hôn

Sau ly hôn, nhiều cha mẹ không hợp tác để bên kia thăm nom con

Trừ khi tòa án tước hẳn quyền làm cha/ làm mẹ, còn không, họ vẫn được có quyền thăm con trong giới hạn nào đó, quyền được biết thông tin về sức khỏe, học tập, nuôi dạy, tình trạng chung của trẻ và quyền tham gia quyết định các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ. Khi ở bên cạnh trẻ, cha/ mẹ có quyền ra những quyết định hàng ngày sẽ làm gì cùng con, trừ khi quyền thăm nom đã bị hạn chế bởi những quy định từ trước.

Quyền thăm nom còn được xem là quyền của trẻ, trẻ có quyền liên lạc với cha/ mẹ. Quyền cha/ mẹ được liên lạc với trẻ, và quyền trẻ được liên lạc với cha/ mẹ là hai quyền tồn tại độc lập khi có sự chia rẽ giữa cha mẹ.Quyền này cũng không bị ảnh hưởng bởi việc tranh chấp về việc cấp dưỡng cho vợ/ chồng, việc nuôi con, việc phân chia tài sản sau ly hôn.

Những khó khăn mà cha/mẹ trải qua khi không giữ quyền nuôi con

Người cha hoặc mẹ không giữ quyền nuôi con sau ly hôn – thường là người cha – giờ đây phải đối mặt với thử thách lớn khi cố gắng duy trì sự hiện diện của mình trong cuộc sống của con khi không còn sống cùng với trẻ.

Có lẽ khía cạnh bi kịch nhất sau ly hôn là quá nhiều bậc cha mẹ khi sống xa con cái dần dần trở nên xa cách với chúng. Nghiên cứu cho thấy chỉ 1 trong 6 trẻ có cha mẹ ly hôn gặp cha mình ít nhất một lần mỗi tuần, trong khi 2 trong 5 trẻ suốt cả năm không gặp cha mình. Sau 10 năm kể từ khi cha mẹ ly hôn, 2/3 trẻ suốt cả năm không gặp cha lần nào.

Trong lời biện hộ của những người cha, chỉ một số nhỏ biến mất khỏi cuộc đời của con vì sự thờ ơ và không quan tâm, còn phần đông vẫn mong mỏi duy trì mối quan hệ thân thiết, yêu thương với con mình. Nhưng bởi vì hoàn cảnh sống xa con – và cơ bản chỉ có thể gặp con thông qua “những cuộc hẹn trước” – ngay cả những người cha với ý định tốt cũng cảm thấy bị giới hạn khoảng cách. Họ lỡ mất cơ hội tương tác thường ngày để tạo mối quan hệ thân thiết giữa cha và con, như giúp con với bài tập về nhà hoặc làm những việc mà không cần lên kế hoạch trước như leo lên xe và ra ngoài ăn kem cùng nhau.

Khi cha hoặc mẹ không giữ quyền nuôi con sau ly hôn hình ảnh 2

Bi kịch sau ly hôn là cha hay mẹ sẽ không được ở cùng con

Việc gặp gỡ nhau có tính chất định sẵn như vậy cũng tạo những giới hạn cho cuộc sống của trẻ vị thành niên. Thử ví dụ, một người bạn của trẻ rủ trẻ tụ tập tại trường để cùng nhóm bạn chơi bóng rổ vào chiều thứ bảy. Bóng rổ! Đó là đam mê của trẻ! Nếu như vẫn còn sống chung với cha, trẻ sẽ không ngần ngại dời cuộc hẹn với cha sang ngày mai để hôm nay có thể tham gia cùng với bạn bè. Nhưng bây giờ, sau ly hôn, cha lại không có đặc quyền thăm con vào ngày chủ nhật.

Trong trường hợp này, trừ khi người mẹ có sự thay đổi phút chót trong kế hoạch của mình, có thể người cha sẽ đổi ngày với người mẹ. Hoặc người cha sẽ cùng trẻ đến trường để con tham gia vào trận bóng rổ. Và gạt những dự định khác của họ sang một bên. Sau đó, họ có thể cùng nhau ăn tối hoặc về chỗ ở của cha và cùng xem ti vi. Đó là một cách giải quyết hợp lý.

Cách cha mẹ vượt qua những khó khăn sau ly hôn

Khi cha hoặc mẹ không giữ quyền nuôi con sau ly hôn hình ảnh 3

Cách cha mẹ vượt qua những khó khăn sau ly hôn

Nếu bạn không có quyền nuôi con sau ly hôn, bạn có thể:

  • Gặp con thường xuyên nhất có thể khi thời gian của hai bên cho phép. Nếu phải hủy ngày hẹn thăm con, cần phải báo cho phía cha/ mẹ bên kia biết ngay lập tức. Đừng bao giờ để trẻ phải nghe tin từ người khác mà hãy gọi trực tiếp cho con và giải thích lý do.
  • Chú ý đến ngôi nhà mới của bạn: Ngôi nhà có giống như chỗ ở của một người đàn ông độc thân không? Hay nó có giống như nơi mà một trẻ vị thành niên sẽ thích ghé chơi vào dịp lễ? Việc người cha chuyển đến sống ở một căn hộ rộng rãi hay một căn hộ chật hẹp không thành vấn đề. Chỉnh trang lại một chút sẽ khiến cho căn hộ trở nên ấm cũng và trẻ sẽ cảm thấy như đang ở nhà. Đặc biệt, khi trẻ đến ở chơi qua đêm, cha/ mẹ cần chú ý một số vấn đề như:
  1. Trữ nhiều thức ăn, đồ ăn vặt và thức uống yêu thích của trẻ.
  2. Tạo không gian thoải mái, đủ ánh sáng để trẻ làm bài tập về nhà. Chuẩn bị sẵn cho trẻ một cuốn từ điển, bách khoa toàn thư, sách hoặc đĩa tham khảo,… những thứ này sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều.
  3. Sắm sửa các thiết bị và đồ dùng nhà tắm.
  4. Khuyến khích trẻ để lại một ít hành lý lại nhà để tiện cho những lần tới chơi tiếp theo.
  5. Cùng với trẻ trang trí phòng riêng theo ý trẻ.
  6. Hỏi trẻ rằng liệu còn thiếu sót gì làm trẻ bất tiện khi đến chơi không?
  • Đừng làm hư trẻ bằng những món quà đắt tiền. Điều quan trọng là trẻ cần cảm thấy vẫn được yêu thương như lúc trước mà thôi.
  • Sau ly hôn, nếu cha/ mẹ không giữ quyền nuôi con và lại sống xa có thể rút ngắn khoảng cách bằng gọi điện, fax, email cho trẻ thường xuyên ngoài những lần gặp mặt có hẹn trước.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Noncustodial Parent Law & Legal Definition. Đọc thêm tại: <http://definitions.uslegal.com/n/noncustodial-parent/>. [Ngày 30 tháng 7 năm 2015].
  2. Handbook for Noncustodial Parents. Đọc thêm tại: <https://www.texasattorneygeneral.gov/files/cs/qa_ncp.pdf>. [Ngày 30 tháng 7 năm 2015].
  3. Rights of a non-custodial parent. Đọc thêm tại: <http://www.familylawhelp.ca/rights-non-custodial-parent/>.  [Ngày 30 tháng 7 năm 2015].
  4. Visitation Rights After Divorce or End of Relationship. Đọc thêm tại: <http://family-law.lawyers.com/visitation-rights/visitation-rights-after-divorce-or-end-of-relationship.html>. [Ngày 30 tháng 7 năm 2015].
  5. Tờ thông tin về nuôi giữ trẻ – Hòa giải về vấn đề nuôi giữ trẻ. Đọc thêm tại: <http://www.courts.ca.gov/documents/fl314infov.pdf>. [Ngày 13 tháng 8 năm 2015].
  6. Donald E. Greydanus, MD, FAAP và Philip Bashe (2003). Caring for Your Teenager. Bantam Books. Trang 104 – 105.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com