Tâm lý người chồng khi vợ chuyển dạ: Khi vợ gần đến ngày chuyển dạ, tâm lý người chồng khá khác nhau ở mỗi người, có người điềm tĩnh, có người háo hức, có người bối rối không biết phải làm gì khi vợ chuyển dạ. Thực ra các ông đừng nghĩ mình vô dụng, vì thực chất hành động của các ông chồng giúp ích cho vợ mình rất nhiều đấy!
Chồng có căng thẳng và lo âu khi vợ chuyển dạ?
Một vài ông bố bước vào phòng sinh khi vợ chuyển dạ với chẳng chút mảy may lo sợ – nhưng có người lại kèm theo sự căng thẳng ghê gớm. Thậm chí những bác sĩ sản khoa đã có kinh nghiệm đỡ đẻ cho hàng ngàn đứa trẻ vẫn có thể cảm thấy mất tự tin khi vợ chuyển dạ.
Nhưng ít ai trong số những người sắp làm bố nhận ra những nỗi sợ của họ như sợ thất vọng, xỉu, chán nản, và nếu không thì tự trách bản thân mình, người bạn đời hay những mong đợi của chính họ.
Thật ra thì hầu hết các ông bố đối mặt với chuyện sinh nở với một phong thái bình thản đến bất ngờ, giữ một thái độ bình tĩnh, phong độ. Và dù sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyện sinh nở – ví dụ như những khóa học về sinh sản – thường khiến những người trong cuộc cảm thấy hài lòng hơn, nhưng hầu hết những ông bố dù thiếu sự chuẩn bị khi vợ chuyển dạ vẫn cùng vợ vượt qua giai đoạn chuyển dạ và lâm bồn tốt hơn những gì mà họ có thể tưởng tượng.
>> Chồng nên làm gì khi vợ chuyển dạ ở kỳ chuyển dạ đầu
>> Chồng nên làm gì khi vợ chuyển dạ ở kỳ chuyển tiếp
>> Chồng nên làm gì khi vợ chuyển dạ ở kỳ chuyển dạ tích cực
Mẹo giúp chồng sẵn sàng khi vợ chuyển dạ
Cũng giống như bất cứ thứ gì mới lạ, tâm lý người chồng sẽ bớt sợ hãi nếu bạn biết phải mong chờ điều gì khi vợ chuyển dạ. Vì vậy, hãy bỏ thời gian tìm tòi và học hỏi:
- Hãy tìm hiểu thông tin chuyển dạ và lâm bồn trên internet – xem một số thông tin cơ bản về quá trình chuyển dạ tại đây.
- Tham gia vào các lớp học về sinh sản, xem kỹ các đoạn DVDs về chuyển dạ và lâm bồn.
- Đến tìm hiểu các bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản trước để không bị bỡ ngỡ trong ngày quan trọng.
- Hãy trò chuyện cùng những người bạn đã có kinh nghiệm về chuyện lúc con họ chào đời – chắc bạn cũng sẽ biết được rằng họ trước kia họ cũng cảm thấy lo lắng căng thẳng, nhưng cuối cùng họ đã vượt qua giai đoạn đó như những chuyên gia.
Dù trang bị kiến thức về vấn đề này trước rất quan trọng nhưng hãy nhớ rằng chuyện sinh đẻ không phải là một bài thi cuối kỳ, nên đừng tạo áp lực cho bản thân rằng phải thực hiện thật tốt khi vợ chuyển dạ. Những bà đỡ đẻ, bác sĩ, và quan trọng hơn là người bạn đời của bạn, sẽ chẳng đánh giá hay so sánh bạn với những ông bố khác đâu.
Vợ bạn sẽ chẳng quan tâm là bạn có quên các kỹ thuật khi vợ chuyển dạ mà bạn đã học ở trên lớp hay không. Sự hiện diện của bạn, khi bạn nắm tay cô ấy, sự thôi thúc của bạn, và những cử chỉ yêu thương là tất cả những gì cô ấy cần và cảm kích nhất.
Nhưng bạn vẫn còn cảm thấy lo sợ chăng? Nhiều cặp vợ chồng thường cảm thấy yên tâm hơn và bớt căng thẳng khi có một nữ hộ sinh cạnh bên giúp họ trong quá trình chuyển dạ và lâm bồn, điều này rất hữu ích cho tâm lý người chồng lẫn vợ.
Khi vợ chuyển dạ, phải làm gì nếu chồng sợ máu?
Hầu hết những ông bố và bà mẹ tương lai hay lo lắng về việc nhìn thấy máu trong lúc vượt cạn. Tuy nhiên có rất ít khả năng để bạn có dịp chú ý đến nó, nên đừng quá lo lắng vì những nguyên nhân sau:
- Đầu tiên là chẳng có nhiều máu để bạn có thể chứng kiến đâu.
- Thứ hai là sự phấn khởi kèm một chút hồi hộp (và nỗ lực rặn đẻ nữa) trong giây phút sắp nhìn thấy bé yêu chào đời gần như đã chiếm hết tâm trí bạn rồi.
Tâm lý người chồng khi vợ chuyển dạ
Nếu việc nhìn thấy máu khi vợ chuyển dạ khiến bạn cảm thấy không thoải mái (hiếm khi lắm) thì hãy tập trung ánh nhìn của bạn vào gương mặt của vợ, hướng dẫn cô ấy trong quá trình rặn sinh. Chắc hẳn là bạn sẽ muốn tập trung vào sự kiện chính để tận hưởng giây phút quan trọng này; và khi đó, thì máu sẽ là thứ sau cùng mà bạn để ý thôi.
Phải làm gì nếu vợ sinh mổ?
Nhắc tới sinh mổ, có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng mình không giúp ích được gì nhiều bằng lúc bạn hướng dẫn cho vợ khi cô ấy sinh thường, nhưng sự đóng góp của bạn khi vợ quyết định sinh mổ lại đáng giá hơn những gì bạn nghĩ. Phản ứng của ông bố trước việc sinh mổ có thể mang đến những ảnh hưởng đáng kể đến tần suất sợ hãi cũng như căng thẳng của vợ – và bố bình tĩnh sẽ giúp trấn an mẹ.
Và cách tốt nhất để giảm sự căng thẳng đó là biết mình nên làm gì, vì vậy hãy cùng đăng ký các lớp học về sinh sản có nói về việc sinh mổ, tìm hiểu về quá trình sinh mổ và hồi phục sau sinh mổ, và trang bị nhiều kiến thức nhất có thể.
Hãy nhớ rằng, dù khi nghe tới phẫu thuật thì không chỉ riêng tâm lý người chồng hay vợ, mà bất cứ ai cũng cảm thấy sợ hãi, nhưng thực ra hình thức sinh mổ lại rất an toàn cho cả mẹ và bé.
Hơn nữa, hầu hết các bệnh viện ngày nay cố gắng khiến nó trở nên thân thuộc hơn với các gia đình bằng cách cho phép bạn quan sát quá trình mổ nếu bạn muốn, bạn sẽ được ngồi bên cạnh vợ, nắm tay cô ấy và ẵm bé yêu ngay sau khi sinh y như các cặp vợ chồng chọn hình thức sinh thường vậy.
Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 483-484.