Hầu hết bé bị viêm gan siêu vi không cần phải nhập viện bởi có nhiều cách mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà để giúp tình trạng bệnh của bé được thuyên giảm. Nhưng nếu bé có các triệu chứng như thờ ơ, mất phản xạ, mê sảng,…thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viên ngay vì các dấu hiệu này cho thấy tình trạng bệnh của bé đang xấu đi.
Khi bé bị viêm gan siêu vi mẹ nên cho bé uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ, và có một chế độ ăn uống lành mạnh cho bé. Các thành viên khác trong gia đình nếu chưa được tiêm vắc xin viêm gan cũng cần được tiêm để phòng ngừa sự lây lan.
Trong trường hợp bé bị sốt tránh dùng Acetaminophen hay Aspirin vì chúng có thể là mối nguy hiểm gây độc gan vì chức năng gan lúc này đang yếu.
Đối với một số thuốc bé dùng điều trị bệnh lâu dài cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây độc gan vì gan lúc này không có khả năng xử lý thuốc như bình thường.
Hầu hết bé bị viêm gan siêu vi không cần phải nhập viện. Nhưng nếu bé chán ăn hay nôn mửa nhiều dẫn tới bị mất nước thì cần bổ sung nước cho bé. Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bé xuất hiện những triệu chứng như thờ ơ, mất phản xạ, mê sảng, vì các dấu hiệu này cho thấy tình trạng của bé đang xấu đi.
Nếu bé bị nhiễm viêm gan siêu vi C thì mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý cho bé. Bổ sung thêm các loại rau, củ, quả, ngũ cốc… Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để giúp chống lại bệnh tật và giúp tái tạo gan. Các thức ăn cần có nhiều vitamin A (như gan gà, gan lợn…) và vitamin C (cam, quýt, rau sống…). Mẹ có thể tham khảo các chỉ dẫn dưới đây:
- Rau củ và trái cây: Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ…). Đặc biệt người bệnh viêm gan siêu vi C nên chú ý ăn một số loại như Táo, củ cải đen, củ cải đường, cần tây, actisô, quả anh đào, bưởi, củ cải dài màu vàng, rau diếp xoăn, hành, tỏi, rau xà lách xoăn, cải cay, quả quất, chanh, quả mộc qua, nho.
- Sữa: Nên cho bé uống nhiều sữa để có đủ vitamin D, có thể sử dụng chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai.
Nếu bé bị viêm gan siêu vi C, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và cho bé uống nhiều sữa
- Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu thay cho mỡ động vật.
- Hạn chế thức ăn béo: Mẹ cũng không nên cho bé ăn các loại thức ăn quá ngọt hoặc quá béo nhất là chất béo có nguồn gốc từ động vật (mỡ các loại, bơ) vì dễ làm béo phì, rối loạn mỡ máu và tích tụ mỡ trong gan gây nên gan nhiễm mỡ, làm nặng thêm tình trạng bệnh viêm gan siêu vi C.
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất sắt như thịt có nhiều màu đỏ (thịt bò, thịt heo), lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm như cải xoong, súp lơ xanh vì dễ gây ứ đọng chất sắt trong cơ thể.
- Hạn chế ăn đồ ăn sẵn, thực phẩm đóng hộp vì trong thực phẩm đóng hộp sử dụng nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Cũng không nên nhiều đồ chiên rán, đồ cay nóng, ăn ít muối sẽ tốt hơn cho những bé nhiễm viêm gan siêu vi C.
Xem thêm: Điều trị bệnh viêm gan siêu vi ở trẻ em
- Hepatitis, Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
- Hepatisis A. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/hepatitisa.html>. [Ngày 09 tháng 10 năm 2014].
- Hepatisis B. <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/hepatitisb.html>. [Ngày 09 tháng 10 năm 2014].
- Bệnh viêm gan virus, Bệnh truyền nhiễm, 2012, nhà xuất bản y học
- Viêm gan siêu vi. Đỗ Hồng Ngọc, Viết cho những bà mẹ sinh con đầu lòng, Nhà xuất bản tổng hợp TP HCM.
- Viêm gan C nên ăn gì?. Đọc thêm tại: <http://benhviemgan.net/Viem-gan-C-nen-an-gi.html>. [Ngày 06 tháng 11 năm 2014]
- Quản lý viêm gan C ở trẻ em. Đọc thêm tại: <http://benhnhietdoi.vn/tin-tuc/Nghien-cuu-khoa-hoc/quan-ly-viem-gan-c-o-tre-em_7928.html>. [Ngày 06 tháng 11 năm 2014].
- Antiviral Treatment of Chronic Hepatitis B Virus (HBV) Infections. Đọc thêm tại: <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3185710/>. [Ngày 08 tháng 12 năm 2014]