Nuôi con

Làm gì khi con mất kiểm soát cảm xúc và hay tức giận

Khi trẻ vị thành niên mất kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là hay tức giận, trẻ có thể có những hành động gây hậu quả nặng nề, không lường trước được. Sự tức giận đôi khi chỉ là vỏ bọc bề ngoài cho các cảm xúc khác. Cùng tham khảo bài viết để có cách dạy con phù hợp trong trường hợp này nhé!

Tức giận có thể là một cảm xúc mà nhiều thanh thiếu niên có nhưng sự tức giận đôi khi chỉ là vỏ bọc bề ngoài cho các cảm xúc khác như: thất vọng, xấu hổ, buồn bã, đau đớn, sợ hãi, ngượng nghịu hoặc dễ bị tổn thương. Khi không thể đối mặt với những cảm xúc này, trẻ có thể tấn công bản thân và những người khác. Cha mẹ có thể tìm hiểu nguyên nhân và giúp trẻ đối mặt với các cảm xúc, giải quyết sự tức giận trước khi không kiểm soát được nữa.

Cha mẹ có thể làm gì khi con mất kiểm soát cảm xúc và hay tức giận?

Để giúp trẻ đối mặt với các cảm xúc và giải quyết sự tức giận, từ đó kiểm soát cảm xúc của mình một cách tốt hơn, cha mẹ cần:

  • Đặt ra quy tắc và hậu quả đi kèm. Khi cả bạn và trẻ đều bình tĩnh, hãy giải thích với con: tức giận là điều bình thường nhưng không được thể hiện ra bằng những cách không thích hợp. Nếu con mất kiểm soát cảm xúc và có những hành vi như tiếp tục tấn công bản thân hay người khác thì con sẽ phải chịu hậu quả như mất quyền lợi (ví dụ như không được đi chơi cuối tuần…) hoặc thậm chí có sự can thiệp của cảnh sát. Hơn lúc nào hết, luật lệ rất cần thiết ở thời điểm này.
  • Tìm hiểu nguyên nhân đằng sau sự tức giận. Con bạn có bị chán nản hay buồn bã gì không? Ví dụ như do các bạn có một vài thứ mà trẻ không có? Trẻ có cần ai đó lắng nghe mà không phán xét trẻ không?

Làm gì khi con mất kiểm soát cảm xúc và hay tức giận

Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân con mất kiểm soát cảm xúc, hay tức giận

  • Giúp con nhận biết những dấu hiệu trẻ sắp tức giận và nguyên nhân trực tiếp làm trẻ nổi nóng. Có phải trước khi nổi cơn thịnh nộ, trẻ thường bị nhức đầu? Hoặc học ở lớp học toán làm trẻ bực bội? Khi trẻ nhận biết những dấu hiệu và nguyên nhân trực tiếp, trẻ có thể ngăn chặn sự tức giận trước khi nó bùng nổ.
  • Giúp con tìm ra cách để giảm tức giận. Tập thể dục, chơi thể thao hoặc thậm chí đấm vào gối hay vào túi đấm bốc có thể làm giảm sự tức giận và giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. Rất nhiều trẻ cũng sử dụng nghệ thuật hoặc viết lách để thể hiện sự tức giận của mình. Hoặc trẻ cũng có thể bật nhạc lên và nhảy, điều này cũng làm giảm cơn giận dữ.
  • Cho con bạn ở một nơi để suy ngẫm. Khi trẻ đang tức giận, hãy cho trẻ đến một nơi an toàn để dập tắt cơn giận. Đừng đi theo và bắt trẻ phải xin lỗi hoặc giải thích vào lúc này, vì điều này chỉ khiến trẻ thêm giận dữ, thậm chí có thể dẫn đến hành động bạo lực.
  • Quản lý cơn giận của bản thân. Bạn không thể giúp trẻ nếu chính bạn cũng mất bình tĩnh. Điều này tất nhiên rất khó khăn nhưng bạn cần phải giữ vững sự bình tĩnh và ổn định, bất kể trẻ có khiêu khích bao nhiêu. Nếu ai trong gia đình cũng la hét, đánh đập người khác hoặc là ném đồ thì tự nhiên, trẻ sẽ cho rằng đây là cách tốt để thể hiện cơn giận.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Help for Parents of Troubled Teens. Đọc thêm tại: <http://www.helpguide.org/articles/teen-issues/helping-troubled-teens.htm>. [Ngày 14 tháng 8 năm 2015].
  2. Out of control teens. Đọc thêm tại: <http://www.familyfirstaid.org/issues/out-of-control-teens/>. [Ngày 14 tháng 8 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com