Chăm sóc bà bầu

Làm gì nếu mẹ bị bệnh Rubella khi mang thai

Ngay khi nghi ngờ mình bị bệnh Rubella khi mang thai, mẹ cần nhanh chóng liên hệ với chuyên gia y tế hay bác sĩ và thông báo tình trạng bệnh của mình để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ bị bệnh Rubella

Nếu mẹ nghi ngờ mình bị bệnh Rubella thì khi đi khám, mẹ đừng ngồi chung với các mẹ khác trong phòng chờ khám mà không thông báo với bác sĩ vì mẹ có thể lây lan cho mọi người trong phòng chờ. Mẹ nên thông báo cho bác sĩ để được sắp xếp ngồi chờ trong phòng cách ly riêng.

Bác sĩ sẽ tiến hành thử máu để kiếm tra lượng kháng thể trong máu nhằm đánh giá khả năng miễn nhiễm của mẹ. Mẹ cũng sẽ có thêm một cuộc xét nghiệm máu trong 2 tuần sau và thêm một lần nữa vào 4 tuần sau. Xét nghiệm sau 4 tuần này chính là để kiểm tra sự thay đổi lượng kháng thể so với lần đầu tiên và xác định liệu mẹ có vừa bị nhiễm vi rút Rubella hay không.

Lam gi neu me bi benh rubella khi mang thai hinh anh

Mẹ tiến hành thử máu để đánh giá khả năng miễn nhiễm của mẹ

Nếu mẹ đã miễn nhiễm với Rubella thì khi mẹ tiếp xúc với vi rút vẫn có một nguy cơ nhỏ bị tái nhiễm, nhưng không chắc rằng thai nhi có bị lây nhiễm hay không. Các xét nghiệm tiếp tục có thể không cần thiết nhưng mẹ vẫn nên liên hệ với bác sĩ để trao đổi về tình trạng của mình.

Trường hợp mẹ nhiễm rubella trong thời gian mang thai (dù tỉ lệ rất thấp) thì thai nhi có nguy cơ bị lây từ mẹ hay không còn tùy thuộc vào thời gian mẹ bị nhiễm vi rút.

Hậu quả khi mẹ bị bệnh Rubella?

Bệnh Rubella có thể gây sinh non, sẩy thai hay chết sau sinh cũng như nhiều khuyết tật bẩm sinh khác, nhưng còn phụ thuộc vào thời điểm và thời gian mẹ nhiễm vi rút.

Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong tháng đầu mang thai thì cơ hội thai nhi sẽ bị các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng do tiếp xúc vi rút trong vùng tử cung là khá cao. Khi thai được 3 tháng thì nguy cơ sẽ giảm đi đáng kể và từ những tháng sau thì rủi ro thấp dần.

Đối với trường hợp mẹ phát hiện bị bệnh Rubella trong thời gian đầu mang thai, mẹ nên hỏi rõ các chuyên gia về những nguy hiểm có thể có với thai nhi để mẹ quyết định có nên tiếp tục giữ thai nhi hay không. Nếu mẹ quyết định không phá thai, bác sĩ có thể tiêm cho mẹ một liều Globumin miễn dịch càng sớm càng tốt sau khi nhiễm vi rút nhằm làm giảm nguy cơ làm bé bị khuyết tật về sau. Tuy nhiên, điều này không không có nghĩa là giúp bé tránh được việc bị nhiễm vi rút từ mẹ.

Xem thêm:
Triệu chứng của bệnh sởi rubella khi mang thai




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Rubella (German measles) during pregnancy. Tham khảo tại: <http://www.babycenter.com/0_rubella-german-measles-during-pregnancy_9527.bc>. [Ngày 25 tháng 02 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com