Đến tận bây giờ khi mẹ mang thai tuần 33, xương sọ của bé con vẫn khá mềm dẻo và chưa hoàn toàn dính lại với nhau. Những xương khác trong cơ thể bé thì đang cứng hơn lại, còn làn da dần bớt đỏ và bớt nhăn nheo do bé con đang tích lũy thêm mỡ ở bên dưới.
>> Mang thai tuần thứ 34 và những điều mẹ bầu cần quan tâm
>> Em bé phát triển trong bụng mẹ theo từng tuần như thế nào mẹ có biết?
Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ ở tuần 33
Thai nhi 33 tuần tuổi có cân nặng khoảng 2,4kg và có chiều dài đo từ đầu đến chân là 44cm. Bé con giờ có thể đang chuẩn bị để ra khỏi bụng mẹ bằng cách quay ngược người đầu xuống (xoay ngôi), nhằm sẵn sàng cho hành trình vượt qua ống sinh để ra ngoài thế giới rộng lớn rồi đấy.
Vào thời gian này của quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, bác sĩ sẽ hết sức chú ý đến tư thế của bé con (ngôi thai) trong những tuần kế tiếp. Một số em bé còn quyết định xoay ngôi ngược lại lần nữa và như vậy sẽ thành ngôi mông khiến việc mẹ sinh bé ra khó khăn hơn.
Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ ở tuần 33
Đến tận bây giờ thì xương sọ của bé con vẫn khá mềm dẻo. Những mảnh xương cấu tạo nên sọ não chưa hoàn toàn dính lại với nhau. Điều này cho phép bé con có thể di chuyển dễ dàng hơn qua ống sinh tương đối chật hẹp, chính là con đường nối giữa cổ tử cung và cửa âm đạo của mẹ đấy.
Tuy nhiên, những xương khác trong cơ thể bé thì đang cứng hơn lại, còn làn da thì dần dần bớt đỏ và bớt nhăn nheo do bé đang tích lũy thêm mỡ ở bên dưới.
Nếu đây là lần đầu tiên mẹ mang thai thì tuần này, đầu của bé con có thể sẽ di chuyển xuống vùng chậu của mẹ và ép mạnh vào cổ tử cung. Điều này thường gặp ở khoảng một nửa các mẹ mang thai lần đầu.
Còn nếu đây đã là lần thứ hai mẹ mang thai thì nhiều khả năng bé sẽ chỉ di chuyển xuống trước khi mẹ chuyển dạ sinh con một tuần thôi. Ngoài ra, ở một số mẹ thì điều đó sẽ không xảy ra cho đến tận khi bắt đầu chuyển dạ cơ.
Góc nhỏ cho mẹ mang thai tuần 33
Không còn thảnh thơi như những tháng đầu thai kỳ, giờ đã sắp đi vào thời gian gấp rút, mẹ cần trang bị dần cho mình những kiến thức về chuyển dạ sinh con vì sắp tới bé con của mẹ có thể đòi ra bất cứ lúc nào. Đừng để khi bé đòi ra mà mẹ vẫn chưa chuẩn bị xong:
>> Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ đầu?
>> Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ tích cực?
>> Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ chuyển tiếp?
>> Các tư thế chuyển dạ giúp mẹ vượt cạn dễ dàng
Mang thai tuần 33 mẹ bầu nên ăn gì?
Giai đoạn này khi mang thai tuần 33, mẹ bầu nên tăng khẩu phần ăn với các loại trái cây và rau củ khác nhau để tăng cường bổ sung chất xơ, giúp chống táo bón.
Mẹ có thể nhận thấy mắt cá và bàn chân mình sưng lên khá to vào cuối ngày vào thời gian này. Chứng giữ nước, hay còn được gọi là phù nề, thường sẽ trở nên nặng hơn vào những ngày thời tiết ấm nóng và lúc cuối ngày. Nghe có vẻ lạ nhưng mẹ nên biết là việc giữ cho cơ thể không bị mất nước sẽ giúp giảm tình trạng này. Cơ thể mẹ, đặc biệt là các quả thận, cũng như bé con cần rất nhiều nước, vì vậy, hãy uống thật nhiều nước nhé.
Tuy nhiên, mẹ cần chú ý là nếu đột nhiên thấy mặt hoặc bàn tay sưng phù lên, thì hãy đi khám bác sĩ ngay nhé, vì đó có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật đấy.
Uống đủ nước khi mang thai tuần 33
Nếu trường hợp mẹ thấy thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, thì đây là một dấu hiệu cảnh báo rằng mẹ đang bị thiếu sắt và một số vitamin cần thiết. Lúc này, hãy bổ sung lượng sắt và vitamin cần thiết cho cơ thể bằng những thực phẩm chứa hàm lượng cao những chất này nhé.
Khi mang thai tuần 33 và có các biểu hiện như đau nhức, tê buốt cổ tay, cổ chân, … thì có thể mẹ đang bị thiếu canxi. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu về canxi ở phụ nữ là rất cao, khoảng 1500mg mỗi ngày do thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển và càng cần nhiều canxi hơn.
Hãy bổ sung những thực phẩm giàu canxi như sữa, phômai, sữa chua, các loại thủy hải sản và các loại thực vật như vừng (mè), rau cần, cà rốt, đậu nành.
Mời ba mẹ xem video về sự phát triển của thai nhi tuần 33 và những thay đổi của mẹ:
Giúp bé thông minh từ trong bụng mẹ – Nhạc cho bà bầu 33 tuần:
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
- Fetal development – 33 weeks pregnant. Đọc thêm tại: <http://www.babycentre.co.uk/33-weeks-pregnant>. [Ngày 28 tháng 04 năm 2016]
- Your baby at week 33. Đọc thêm tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-33.aspx>. [Ngày 28 tháng 04 năm 2016]