Chữa vết bầm tím bằng cách chườm đá là phương pháp hiệu quả và đơn giản không chỉ cho bé mà cho cả người lớn nữa. Nhưng chườm đá chưa hẳn là phương pháp duy nhất, tham khảo bài viết để biết thêm các mẹo đơn giản, nhanh chóng đánh bay vết bầm cho cả gia đình mình mẹ nhé!
1. Chữa vết bầm tím bằng cách chườm đá
Cách chữa vết bầm tím hết sức đơn giản, mẹ chỉ cần đập nhỏ khoảng 6 viên đá cục sau đó cho đá vào trong một túi nhựa kín rồi bọc lại bằng một tấm vải sạch, chườm bọc đá lên vùng da có vết bầm tím trong vòng 15 – 20 phút, lặp lại ít nhất 3 lần/1 ngày.
Chỉ bằng việc chườm đá đơn giản này, mẹ có thể giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sưng tấy đấy. Tuy nhiên để có hiệu quả tốt nhất cho việc trị bầm tím, mẹ nhớ chườm đá ngay lập tức sau khi phát hiện ra vết bầm trên da nhé.
2. Nâng cao vùng có vết bầm tím lên cao
Ngồi hoặc nằm ở một vị trí thoải mái đồng thời đặt cánh tay, bàn chân hoặc đầu vào một chiếc gối sao cho vùng bị bầm tím cao hơn so với vị trí của tim, sau đó mới chườm đá vào vết bầm tím. Khi nâng vùng có vết bầm cao hơn vị trí tim có thể giúp làm giảm lưu lượng máu đến các vết bầm từ đó giúp giảm sưng và nhạt màu vết thâm.
Cách làm này rất phù hợp với những vết bầm nghiêm trọng hoặc những vết bầm tím do va vào bàn, ghế nhưng không gây sưng tấy nhiều. Nếu có thể, mẹ hãy cố gắng thực hiện mẹo nhỏ này nhiều lần trong ngày, vết bầm sẽ từ từ biến mất mà thôi
3. Chữa vết bầm tím với nha đam
Nguyên liệu:
- 2 muỗng gel nha đam (28g)
- 1 muỗng bột nghệ (6,8g)
- 1 muỗng bột gừng
- 2 giọt tinh dầu bạc hà
Cách thực hiện:
Mẹ chỉ cần cho tất cả các thành phần trên vào một tô nhỏ và trộn đều là mẹ đã có ngay một công thức trị vết bầm tím trên da vô cùng hiệu quả. Mẹ có thể thoa trực tiếp hỗn hợp lên vùng da bị bầm hoặc cũng có thể cho hỗn hợp vào một miếng gạc hoặc vải sạch sau đó đắp lên vết bầm trong khoảng từ 15 – 30 phút.
Gừng và nghệ là hai chất chống viêm và giảm đau, thêm vào đó tinh dầu bạc hà còn có tác dụng giảm đau. Nha đam cũng là một loại thảo dược có tác dụng chống viêm và làm lành vết thương nhanh chóng. Nếu mẹ đang khổ sở với những vết bầm trên da, hãy thử tìm đến công thức đơn giản và hiệu quả này nhé.
4. Chữa vết bầm tím với dứa
Trong dứa có chứa enzyme Bromelain, một nghiên cứu chỉ ra rằng enzyme bromelain có tác dụng giảm đau và sưng tấy do chấn thương đụng dập rất hiệu quả. Do đó, khi một thành viên trong gia đình bị bầm da mẹ chỉ cần cắt một miếng dứa đắp lên vùng da có vết bầm và giữ trong 15 phút cũng mang lại tác dụng trị bầm tím không ngờ đấy.
Cách chữa vết bầm tím bằng quả dứa cũng rất hiệu quả đấy mẹ
5. Salad việt quất và cải xoăn, món ăn giúp làm giảm vết bầm tím
Nguyên liệu:
- 1 bó cải xoăn được thái mỏng, bỏ cuống
- 1 chén việt quất (145g)
- ¼ củ hành tím, thái mỏng
- 1 chén quả hồ đào thái nhỏ (110g) hoặc quả óc chó (120 g)
- 1 muỗng nước cốt chanh xanh (15g) (chanh ta)
- 1 muỗng nước cốt chanh vàng (15g) (chanh tây)
- ¼ chén phô mai xanh (30g)
Cách thực hiện:
Cho cải xoăn, việt quất, hành và quả hồ đào vào trong một tô lớn rồi trộn đều. Trộn các loại nước cốt chanh xanh và vàng lại với nhau rồi cho vào hỗn hợp salad trong tô, trộn đều.
Để yên món salad trong khoảng 10 phút cho cải xoăn mềm sau đó cho thêm phô mai xanh vào và trộn chung. Vậy là mẹ đã có ngay một món salad hoàn chỉnh rồi.
Vitamin K có trong cải xoăn rất cần thiết cho sự đông máu. Quả việt quất lại chứa một nguồn Vitamin C và Flavonoids khá dồi dào. Vitamin C và Flavonoids có trong các loại trái cây và rau có tác dụng tuyệt vời và cần thiết cho sự sản xuất collagen, một loại protein có khả năng giữ cho da và mạch máu luôn khỏe mạnh.
Do đó, khi cơ thể của bé hoặc một thành viên trong nhà xuất hiện các vết bầm, mẹ hãy dành thời gian để thực hiện món salad thơm ngon và bổ dưỡng này, đây là cách chữa vết bầm tím hiệu quả lắm đấy mẹ!
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm cách chữa vết bầm tím cho bé nếu bé chẳng may té ngã nhé.
- Bruises. P 122. White, LB, Seeber, BH & Brownell, BG 2014, 500 time-tested home remedies and the science behind them, Fair Winds Press, USA.