Thật ra, tình trạng phù chân khi mang thai tháng thứ 7 chẳng có gì đáng nghiêm trọng ngoài việc khiến mẹ cảm thấy khó chịu một tý, chỉ là một chút bất tiện trong việc ăn mặc khi mà chân mẹ không xỏ vừa những đôi giày sành điệu như trước đây nữa. Nhưng nếu mẹ muốn giảm bớt tình trạng sưng phù này, mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ bên dưới, sẽ rất hiệu quả đấy ạ!
Chứng phù nề bàn chân thường xảy ra ở đại đa số bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Đứng ngồi lâu khiến lượng máu dồn về chân nhiều hơn bình thường và gây sưng phù. Tử cung chèn vào động mạch và các tĩnh mạch ở khung chậu cũng là nguyên nhân khiến chân bà bầu bị phù nề.
Vì thế, tùy vào từng nguyên nhân mà mẹ bầu sẽ có những cách khác nhau để giảm sưng phù chân.
Đừng để bàn chân hoặc mông của mẹ cử động nhiều
Nếu công việc của mẹ đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi trong một khoảng thời gian dài – kể cả ở nhà hay ở văn phòng – mẹ hãy thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn.
Trong trường hợp mẹ đã phải đứng quá lâu, hãy ngồi xuống để nghỉ mệt; và ngược lại hãy đứng dậy nếu mẹ đã ngồi quá lâu. Hoặc tốt nhất là đi dạo nhanh một vòng khoảng 5 phút để lưu thông máu huyết.
Chú ý, các mẹ bị phù chân khi mang thai tháng thứ 7 đừng bắt chéo chân hay mắt cá chân khi ngồi và nhớ duỗi cẳng chân thường xuyên khi ngồi nhé!
Nâng cao chân
Khi mẹ ngồi, hãy đặt chân lên cao. Nếu có ai xứng đáng được để chân lên lúc ngồi thì người đó chính là mẹ đấy.
Nằm nghỉ nghiêng người
Nếu mẹ không hay nằm nghiêng thì đây chính là lúc để tập thói quen đó. Nằm nghiêng giúp thận của mẹ hoạt động tối ưu, làm gia tăng quá trình bài tiết chất thải và giảm sưng phù chân khi mang thai.
Ưu tiên cho những thứ khiến mẹ cảm thấy thoải mái
Đây là lúc mẹ phải tạm dẹp sang một bên những món đồ thời trang yêu thích. Hãy chọn những đôi giày dễ mang (dù gì thì bây giờ mẹ cũng không còn mang vừa những đôi giày cao gót như trước kia nữa), đi những đôi dép mềm khi ở nhà sẽ giúp mẹ thoải mái hơn nhiều đấy.
Loại bỏ trọng lượng nước của cơ thể
Nghe thì có vẻ hơi phi lý nhưng thực chất là càng uống nhiều nước thì mẹ lại càng giữ lại được ít nước hơn.
Uống ít nhất từ 8-10 ly nước một ngày (mỗi ly khoảng 240ml) sẽ giúp cơ thể mẹ loại bỏ được các chất độc hại. Tính ra tổng lượng nước uống của mẹ sẽ cần từ 2 -2.5 lít nước mỗi ngày. Ngược lại, uống ít nước sẽ không giúp làm giảm tình trạng sưng phù của mẹ đâu.
Ăn thêm muối
Trước đây người ta tưởng rằng hạn chế ăn muối sẽ đỡ bị phù chân tay hơn, nhưng các kết quả nghiên cứu ngày nay đã cho thấy ăn ít muối sẽ khiến tình trạng bị phù khi mang thai trở nên trầm trọng hơn. Vì thế hãy sử dụng thêm nhiều muối trong bữa ăn của mẹ, nhưng dĩ nhiên là với một liều lượng điều độ nhất định.
Thường xuyên di chuyển
Giữ thói quen tập thể dục đều đặn sẽ giúp mẹ giảm tình trạng phù chân khi mang thai tháng thứ 7 đáng kể. Việc đi bộ (mà mẹ sẽ sớm gọi là đi lạch bạch) rất tốt cho những bàn chân bị phù vì nó sẽ giúp cho máu được lưu thông thay vì cứ dồn lại một chỗ.
Thậm chí bơi lội hoặc tập thể dục nhịp điệu dưới nước còn đem lại kết quả tốt hơn vì áp lực của nước sẽ giúp đẩy các dịch mô về tĩnh mạch; từ đó chúng tiếp tục đi đến thận và được đào thải ra ngoài qua đường tiểu tiện.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Như vớ dài chẳng hạn, vừa khiến mẹ trông có vẻ kín đáo vừa giúp che giấu đi đôi chân bị sưng phù. Còn nhiều loại công cụ hỗ trợ nữa cho việc ăn mặc trong thời kỳ mang thai như quần vớ dài (có độ rộng vòng bụng phù hợp cho các bà bầu), và những đôi vớ dài đến đầu gối hoặc đùi (trông cũng khá hợp thời trang); nhưng cũng nên tránh những đôi vớ có dây thun quá chặt ở phần đầu.
Thông thường với những mẹo nhỏ trên, tình trạng sưng phù của mẹ sẽ nhanh chóng biến mất. Nhưng nếu tình trạng sưng phù ngày một nặng hơn, mẹ hãy nhanh chóng đến bác sĩ. Xem thêm bài Phù chân khi mang thai tháng thứ 7.
- Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 286-287
- Pregnancy symptoms: Swollen feet, ankles, and hands (edema). Tham khảo tại: <http://www.babycenter.com/0_pregnancy-symptoms-swollen-feet-ankles-and-hands-edema_230.bc>. [Ngày 23 tháng 08 năm 2015]