Ngộ độc thực phẩm ở người lớn và trẻ em ngày càng trở nên vô cùng phổ biến. Tại Việt nam, hàng giờ, thực phẩm bẩn, thực phẩm ô nhiễm đang hoành hành khắp nơi. Vì vậy, chúng ta rất cần biết cách chữa ngộ độc thực phẩm, cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm để bảo vệ mình và gia đình.
Ngộ độc thực phẩm là gì? tác hại của ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là gì? Là một tình trạng xảy ra sau khi người lớn hoặc trẻ em ăn phải những loại thực phẩm bị nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus, Salmonella, Escherichia Coli, Clostridium perfringens, Shigellosis, Campylobacter, Clostridium Botulism,…Nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng thì có thể gây tử vong ở người.
Ngộ độc thực phẩm là gì? Là ăn phải thực phẩm nhiễm độc
Nếu bạn biết rõ về các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cũng như cách chữa ngộ độc thực phẩm một cách chính xác, bạn đã có thể yên tâm hơn rất nhiều để xử trí trong những tình huống khẩn cấp rồi!
Nắm chắc các triệu chứng ngộ độc thực phẩm để bảo vệ mình và người thân cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm , tác hại của ngộ độc thực phẩm
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp rất giống với cúm dạ dày (một loại viêm dạ dày do vi rút gây ra) với biểu hiện:
- Buồn nôn hoặc nôn một hay nhiều lần tùy vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng ngộ độc thực phẩm xảy ra;
Ngộ độc thực phẩm là gì? Là nôn ói, đau quặn bụng sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc
- Tiêu chảy khi người bị ngộ độc thực phẩm đi ngoài ra phân lỏng hoặc phân ở dạng nước. Trong một vài trường hợp, triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể thấy cả máu và chất nhầy nhầy xuất hiện trong phân;
- Đau bụng hay đau quặn bụng cũng là một trong những triệu chứng ngộ độc thực phẩm;
- Người ngộ độc thực phẩm thấy người nóng, thân nhiệt cao và sốt. Một vài trường hợp còn thấy triệu chứng ngộ độc thực phẩm biểu hiện ra là mỏi nhức tứ chi nữa.
Nếu một vài người có cùng triệu chứng ngộ độc thực phẩm kể trên thì chứng tỏ thì nhiều khả năng là nhóm người này đã đều bị ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm là gì? Là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt
Các vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm thường không thể nhìn thấy, không mùi, không vị, vì vậy rất khó để nhận biết được loại thực phẩm nào đã bị nhiễm khuẩn nếu không còn mẫu thức ăn để kiểm tra. Chính vì vậy mà các bếp ăn tập thể đều được yêu cầu giữ lại các mẫu thức ăn sau mỗi bữa ăn để kiểm tra nếu triệu chứng ngộ độc thực phẩm được tìm thấy tại cơ sở. Đây cũng là một cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hay và có thể giúp phát hiện nhanh nhất nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm tại cơ sở ngay khi xảy ra.
Tác hại của ngộ độc thực phẩm , cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm, tác hại của ngộ độc thực phẩm
Thường thì trong hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân đều bị mất nước nhẹ hay mất chất điện giải.
Nếu bạn chỉ bị ngộ độc thực phẩm nhẹ, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày khi hệ miễn dịch của bạn tự loại trừ được vi khuẩn gây ra tình trạng ngộ độc này. Thông thường, sau 48 giờ ngộ độc thực phẩm, bạn sẽ giảm và gần như hết hẳn các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Tác hại của ngộ độc thực phẩm nhẹ do đó cũng không quá nặng nề.
Tuy nhiên nếu bạn đang có thai, bị bệnh nặng hoặc bạn bị ngộ độc thực phẩm nặng, ngộ độc do botulin, methanol, hay các loại chất độc khác mà bị nhận biết sai các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, không được cấp cứu kịp thời, thì tác hại của ngộ độc thực phẩm sẽ vô cùng nghiêm trọng như: gây đau đầu, hoa mắt, yếu cơ và cuối cùng là bị liệt hay tử vong.
Chính vì vậy, bạn cần hiểu rõ cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm để hạn chế tối đa xác xuất bị ngộ độc thực phẩm trong khi ăn uống.
Cách chữa ngộ độc thực phẩm nhẹ đơn giản, tại nhà , tác hại của ngộ độc thực phẩm
Cách chữa ngộ độc thực phẩm đối với trường hợp chỉ có triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ chỉ cần cho uống nhiều nước để phòng ngừa việc mất nước mà thôi. Bạn có thể uống thêm ít nhất 200ml nước sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng là đủ. Nếu bạn muốn có thể uống một chút nước trái cây hay súp và hạn chế các loại nước có ga hay có chứa nhiều đường.
Ngoài ra, bạn vẫn uống đầy đủ lượng nước như bình thường được khuyến cáo là khoảng 2 lít dung dịch/người lớn/ngày. Nếu bạn buồn nôn thì hay chịu khó chờ một chút rồi bắt đầu uống từ từ, chậm rãi từng ngụm nước nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm là gì? Nhẹ thì chỉ uống nước cho đỡ mất nước
Cách chữa ngộ độc thực phẩm thứ hai là phải bù nước và chất điện giải qua đường uống đối với trường hợp bạn bị tiêu chảy, nôn ói dài hơn 24 giờ. Lúc đầu, bạn có thể uống các dung dịch pha chế như nước muối đường đặc trị bán sẵn tại nhà thuốc, nước cháo loãng, nước dừa hay các loại chế phẩm bù nước và điện giải đường uống có tên gọi là nước biển khô hay bột oresol. Cách này nhằm giảm bớt việc mất nước của cơ thể, một triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp nhất.
Các loại nước uống bổ sung chất điện giải này sẽ giúp cung cấp cho bạn một tỉ lệ cân bằng giữa nước, muối và đường cho cơ thể chứ không hệ ngăn chặn hay làm giảm triệu chứng tiêu chảy của bạn đâu.
Nhịn đói không phải là một cách chữa ngộ độc thực phẩm, vì vậy bạn nên ăn uống bình thường khi bị ngộ độc thực phẩm. Các bữa ăn của bạn chỉ cần với một lượng nhỏ, hạn chế thức ăn nhiều đường, cay, nóng và nhiều dầu mỡ. Bạn có thể ăn những thức ăn được coi là lành cho cơ thể người mới bị ngộ độc thực phẩm như bánh mỳ nguyên cám, cơm nấu chín.
Không nên áp dụng cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà mà đi bác sĩ ngay cho những trường hợp: cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm , tác hại của ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là gì? Là cần để ý trường hợp nào nên đi bác sĩ
- Nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do uống rượu kém chất lượng, thức ăn có chứa độc tố, ngộ độc botulin (botulin thường được tìm thấy trong thực phẩm đóng hộp, đặc biệt là đậu xanh dạng hạt và cà chua)
- Một nhóm lớn người đều bị nghi ngờ có cùng các triệu chứng ngộ độc thực phẩm từ cùng một loại thức ăn, đồ uống sẽ cần đi khám để biết cách chữa ngộ độc thực phẩm cho cả nhóm;
- Bạn đang có thai hoặc đối tượng đang bị ngộ độc thức ăn là trẻ nhỏ hơn 2 tuổi không nên tự mày mò cách chữa ngộ độc thực phẩm mà nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt;
- Bạn vẫn tiếp đi tiêu chảy và khiến bạn mất nước liên tục 1-2 ngày sau khi đã tự áp dụng một vài cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà;
- Bạn buồn nôn và nôn rất nhiều. Sau khi đã nôn vài lần, bạn vẫn không thể giảm được lượng dịch đã bị nôn ra;
- Bạn thấy có máu trong phân và dịch nôn ra;
- Bạn có biểu hiện những cơn đau bụng quặn từng cơn một trong ngày;
- Bạn có đầy đủ các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, không hề thuyên giảm mà còn nặng dần như đi tiêu chảy hoặc nôn ói hơn 1-2 ngày sau khi đã áp dụng hoặc chưa áp dụng những cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà;
- Bạn có một số triệu chứng nhiễm trùng và bạn vừa đi nước ngoài về;
- Bạn lớn tuổi hay đang bị một trong những bệnh mãn tính như: đái đường, chứng động kinh, bệnh viêm ruột, bệnh thận;
- Bạn có hệ miễn dịch bị suy giảm do đang sử dụng hóa trị liệu hay trị liệu với steroid;
- Bạn đang bị nhiễm HIV.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm đúng và đủ , tác hại của ngộ độc thực phẩm
- Giữ vệ sinh thật sạch sẽ khu vực làm việc và nơi nấu ăn là một cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm rất quan trọng.
Ngộ độc thực phẩm là gì? Là rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh để phòng tránh hiệu quả
- Rửa sạch thật kỹ các loại thực phẩm tươi sống, thay khăn lau bát đĩa thường xuyên và luôn sấy, phơi khô khăn.
- Rửa sạch thật kỹ với xà phòng và làm khô tay thường xuyên, đặc biệt ngay sau khi đi vệ sinh, sau khi cầm thực phẩm tươi sống hay trước khi chế biến thức ăn hoặc trước khi ăn uống cho gia đình. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm này tuy đơn giản nhưng lại bị nhiều người bỏ qua nhất.
- Tuyệt đối không để lẫn lộn thức ăn chưa chế biến như thịt, cá sống với các thức ăn đã chế biến, trái cây và salad đã rửa sạch.
- Không chế biến thức ăn với người khác khi bạn đang bị tiêu chảy hoặc buồn nôn (nôn) cũng là một cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
- Sử dụng băng cá nhân không thấm nước để che phủ vùng bị lở loét hoặc các vết cắt trước khi bạn chạm vào thực phẩm.
- Có một cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm được tuyên truyền rất nhiều lần trên đài báo bao năm nay ở Việt nam là nấu chín, uống sôi: Nấu chín thức ăn, đặc biệt các loại thịt để diệt khuẩn trên bếp. Nếu bạn dùng lò vi sóng để nấu hay hâm nóng thì để ý sao cho thực phẩm được chín đều cả vùng ở giữa lẫn ở ngoài. Nước uống cần đun sôi hoặc tiệt trùng cẩn thận mới được uống.
- Nếu muốn bảo quản thịt, cá, bạn cần bỏ vào bao sạch, sau đó để vào ngăn đá tủ lạnh hoặc giữ ở nhiệt độ dưới 4ºC vì ở nhiệt độ này sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Thức ăn nếu đã lấy ra khỏi tủ đá thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại tủ đông đá vì lúc này thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm này thực ra lại khiến chị em hay quên nhất.
- Chỉ nên mua các loại thịt và hải sản từ các nhà cung cấp có uy tín. Bạn cũng nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng trước khi mua.
- Nếu gia đình có bé nhỏ, bạn không nên cho bé uống các loại sữa tươi chưa được tiệt trùng mua trực tiếp từ các hộ nông dân vì trong đó có thể chứa nhiều vi khuẩn gây ra ngộ độc.
- Không nên cho trẻ ăn đồ hộp đóng gói, nếu ăn phải nấu chín thật kỹ.
- Đừng để thức ăn đã chế biến lâu hơn 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng ở Việt nam (đặc biệt là các thức ăn từ tinh bột, pho mát, mayonnaise…) mới cho trẻ ăn hoặc mới cho vào tủ lạnh. Các loại thức ăn trước khi cho trẻ dưới 6 tuổi ăn nên được hâm nóng lại.
Nếu bạn áp dụng đúng và đầy đủ các phương cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở trên thì rất ít khi bạn phải xài tới những cách chữa ngộ độc thực phẩm khác nhau hoặc đi khám bác sĩ. Người ta vẫn thường nói phòng bệnh còn hơn chữa bệnh mà.
ngộ độc thực phẩm là gì ? triệu chứng ngộ độc thực phẩm , cách chữa ngộ độc thực phẩm, cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm, tác hại của ngộ độc thực phẩm
- Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
- Staphylococus. Đọc thêm tại: <http://www.foodsafety.gov/poisoning/causes/bacteriaviruses/staphylococcus/index.html>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014].
- Staphylococus. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/infections/bacterial_viral/staphylococcus.html#>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014].
- Salmonella. Đọc thêm tại: <http://www.foodsafety.gov/poisoning/causes/bacteriaviruses/salmonella/index.html>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014]
- Salmonellosis. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/nczved/divisions/dfbmd/diseases/salmonellosis/>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014].
- E.Coli. Đọc thêm tại: <http://www.foodsafety.gov/poisoning/causes/bacteriaviruses/ecoli/index.html>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014]
- E.Coli. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/ecoli/general/index.html>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014]
- Shigella. Đọc thêm tại: <http://www.foodsafety.gov/poisoning/causes/bacteriaviruses/shigella/index.html>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014]
- Clostridum-perfingens. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/foodsafety/clostridium-perfingens.html>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014]
- Campylobacter. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/nczved/divisions/dfbmd/diseases/campylobacter/>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014].
- Botulism. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/nczved/divisions/dfbmd/diseases/botulism/>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014].
- Parasites – Cryptosporidium (also known as “Crypto”). Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/parasites/crypto/treatment.html>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014].
- Nhiễm trùng Crytosporidium. Đọc thêm tại: <http://www.healthlinkbc.ca/healthfiles/bilingua/vietnamese/hfile48-V.pdf>. [Ngày 26 tháng 10 năm 2014].