Hẳn là nhiều bậc cha mẹ đang rất bối rối, không biết có những cách dạy con tuổi dậy thì nào mà cha mẹ có thể áp dụng cho những đứa trẻ đang ở giai đoạn đặc biệt này? Cùng mekhonghoanhao đi tìm câu trả lời nhé!
Ở các giai đoạn phát triển trong tuổi dậy thì, trẻ sẽ có những thay đổi khác nhau cả về thể chất và tâm lý. Nếu cha mẹ muốn hiểu rõ về suy nghĩ và cảm xúc của con thì hãy thử nhớ lại bản thân mình đã trải qua giai đoạn “ẩm ương” đầy khó hiểu này như thế nào để có cách dạy con tuổi dậy thì cho phù hợp và hiệu quả nhé.
Cách dạy con tuổi dậy thì (trẻ từ 12 -14 tuổi)
- Hãy luôn thẳng thắn và trung thực với trẻ về những vấn đề nhạy cảm như ma túy, rượu bia, hút thuốc và quan hệ tình dục.
Hãy luôn thẳng thắn và trung thực với trẻ về những vấn đề nhạy cảm
- Gặp gỡ và làm quen với những người bạn của con.
- Quan tâm tới việc học và những hoạt động ở trường của trẻ.
- Giúp con có những lựa chọn lành mạnh đồng thời khuyến khích con tự đưa ra những quyết định của bản thân.
- Tôn trọng ý kiến của trẻ, luôn đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ, một điều quan trọng là trẻ biết bạn đang lắng nghe chúng.
- Khi có xung đột xảy ra, hãy nói rõ những mục tiêu và kì vọng của cha mẹ cho trẻ biết (như trẻ phải đạt kết quả cao trong học tập, dọn dẹp sạch phòng ngủ…).Tuy nhiên hãy cho trẻ lựa chọn cách thực hiện thay vì áp đặt trẻ.
Đối với trẻ từ 15 -17 tuổi
- Thường xuyên trò chuyện với trẻ để tìm hiểu rõ mối quan tâm của trẻ. Cần quan sát trẻ, đặc biệt chú ý đến bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi của trẻ. Tâm lý tuổi dậy thì cũng khác nhau theo các giai đoạn phát triển, cho nên cha mẹ cần chú ý để có cách ứng xử thích hợp.
- Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, như thể thao, âm nhạc, kịch…
Khuyến khích trẻ vị thành niên tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện và các hoạt động cộng đồng.
- Khen ngợi những nỗ lực và thành tích của trẻ.
- Luôn tôn trọng ý kiến của trẻ. Lắng nghe trẻ và không hạ thấp mối quan tâm của trẻ. Đây là một cách dạy con tuổi dậy thì quan trọng mà cha mẹ cần nhớ đấy.
- Khuyến khích trẻ tự giải quyết những vấn đề hay xung đột. Tạo mọi cơ hội để trẻ tự phát huy khả năng giải quyết vấn đề của bản thân. Tuy nhiên, cha mẹ luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ trẻ khi cần thiết.
- Nếu trẻ có sử dụng internet cho mục đích tương tác, như mạng xã hội, tin nhắn… khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định thích hợp về những điều mà trẻ viết và lượng thời gian trẻ dành cho hoạt động này.
- Nếu trẻ đi làm thêm, cha mẹ có thể nói về những mong đợi, trách nhiệm và những phép tắc cư xử khác ở nơi công cộng.
- Nói chuyện với trẻ và giúp trẻ hình dung trước trẻ sẽ phải làm thế nào trong những tình huống khó khăn và không mấy thoải mái. Ví dụ trẻ có thể làm gì nếu trẻ ở trong một nhóm bạn mà có vài người đang sử dụng ma túy.
- Tôn trọng sự riêng tư của con.
- Khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao và có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Để trẻ phát triển ổn định và khỏe mạnh, cha mẹ phải nắm bắt được tâm lý của trẻ để có thái độ cư xử và có cách dạy con tuổi dậy thì cho phù hợp.
Đọc thêm tại đây:
- The stages and goals of adolescence. Donald E. Greydanus, MD., F.A.A.P., Editor-in-chief and philip Bashe, (eds) 2003, Caring for your teenager, Bantam books, USA
- Young teens (12-14 years of age). Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/positiveparenting/adolescence.html>. [Ngày 26 tháng 12 năm 2014].
- Teenagers (15-17 years of age). Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/positiveparenting/adolescence2.html>. [Ngày 26 tháng 12 năm 2014]