Nuôi con

Những lưu ý khi xây dựng lòng tự tin cho trẻ

Tự tin là nền tảng giúp trẻ có một cuộc sống hạnh phúc và là chìa khóa dẫn chúng tới thành công. Do vậy, hãy xây dựng lòng tự tin cho trẻ càng sớm càng tốt và dưới đây là vài lưu ý nhỏ bạn nên bỏ túi khi xây dựng lòng tự tin cho con.

Dành thời gian cho trẻ

Tìm kiếm các hoạt động cha mẹ có thể thực hiện cùng trẻ như các trò chơi bóng đá và độc tấu nhạc, những hoạt động này sẽ giúp trẻ cảm nhận sự thành công, vui vẻ. Khi vui chơi cùng bố mẹ, sẽ không có người chiến thắng và kẻ thua cuộc, điều đó giúp trẻ tự tin hơn nhiều.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần bày tỏ cho trẻ biết rằng cha mẹ luôn quan tâm đến trẻ và những gì mà trẻ đã hoàn thành. Bằng cách tiếp thêm nghị lực và cho trẻ thời gian, cha mẹ sẽ truyền đạt được thông điệp mạnh mẽ của tình yêu thương và sự chấp nhận.

nhung-luu-y-khi-xay-dung-long-tu-tin-o-tre-5-12-tuoi-hinh-anh1

Dành thời gian cho trẻ nhiều hơn

Đối xử với trẻ như một người quan trọng

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến bản thân, chỉ lắng nghe mà không nên chỉ trích, chấp nhận những cảm nhận của trẻ và đối xử tôn trọng với trẻ.

Cho phép trẻ đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm

Bất cứ khi nào có thể, cha mẹ hãy để trẻ đưa ra những quyết định và chịu trách nhiệm nhiều hơn trong cuộc sống của mình. Điều này sẽ góp phần thể hiện sự tin tưởng của cha mẹ đối với trẻ.

Đồng thời, cha mẹ hãy xây dựng các mối quan hệ gia đình gần gũi và làm cho trẻ cảm thấy bản thân đang góp phần tạo nên gia đình của mình.

Giảm thiểu sự lo lắng của trẻ đến vấn đề gia đình

Đừng giãi bày hoặc tâm sự với trẻ những chủ đề của người lớn hoặc những căng thẳng về vấn đề gia đình/hôn nhân, vì nó sẽ gây căng thẳng cho trẻ. Cha mẹ nên cố gắng giảm thiểu sự lo lắng của trẻ về những vấn đề liên quan đến tranh cãi và những thay đổi trong gia đình.

Thay vào đó, cha mẹ hãy cung cấp cho trẻ sự liên tục và ổn định trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Một gia đình hạnh phúc, yêu thương nhau sẽ là nền tảng cho sự tự tin của trẻ đấy ạ!

nhung-luu-y-khi-xay-dung-long-tu-tin-o-tre-5-12-tuoi-hinh-anh2

Những lưu ý khi xây dựng lòng tự tin cho trẻ

Khuyến khích trẻ cung cấp sự chỉ dẫn cho những đứa trẻ khác

Việc này có thể thực hiện thông qua hoạt động hướng đạo hoặc một chương trình tương tự nhằm nâng cao ý thức cộng đồng. Giúp đỡ, chỉ dẫn những đứa trẻ khác sẽ khiến trẻ có cảm giác thân thuộc, được đánh giá cao, tự nhận thấy tầm quan trọng và giá trị bản thân mình. Qua đó, trẻ cũng sẽ thấy tự tin hơn vì mình đã làm được nhiều điều cho người khác.

Truyền đạt tình yêu thương bằng cả lời nói và hành động

Cha mẹ cần nói cho trẻ biết rằng cha mẹ yêu trẻ nhiều như thế nào, và trẻ có những điểm gì của một đứa trẻ ngoan và đáng yêu mà không cần bất cứ điều kiện hoặc sự ràng buộc nào.

Mặc dù chỉ truyền đạt tình yêu thương một cách gián tiếp nhưng những lời nói yêu thương như “mẹ yêu con” sẽ góp phần lớn trong việc giúp trẻ cảm thấy tự tin về bản thân mình hơn.

Quá trình nâng cao khả năng tự nhận thức của trẻ sẽ cần thời gian dài chứ không xảy ra trong một sớm một chiều. Nó có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm, và là một quá trình phát triển liên tục.

Tuy nhiên, nếu trẻ không đáp ứng được những nỗ lực của cha mẹ trong việc giúp đỡ trẻ, và những vấn đề đáng lo ngại, nghiêm trọng tiếp tục kéo dài, cha mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để có sự giúp đỡ chuyên nghiệp nhằm khắc phục tình trạng này.

nhung-luu-y-khi-xay-dung-long-tu-tin-o-tre-5-12-tuoi-hinh-anh3

Truyền đạt tình yêu thương bằng cả lời nói và hành động

Nếu lòng tự trọng của trẻ không gặp bất cứ vấn đề gì, cha mẹ nên đưa ra những mục tiêu mới để giúp trẻ có những cảm nhận tốt nhất về bản thân.

Bên cạnh đó, cha mẹ vẫn nên nhạy cảm với những gì mà trẻ đang cảm nhận, công nhận những nỗ lực và kết quả mà trẻ đã đạt được, đồng thời duy trì tính linh hoạt và hỗ trợ trẻ tiếp cận với những khó khăn.

Cha mẹ cần chấp nhận trẻ cũng như mẫu người mà trẻ đang muốn trở thành, giúp trẻ cảm nhận tốt về bản thân và người đó.

Hãy nhớ rằng yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì sự tự tin của một đứa trẻ là sự hiện diện của một người lớn, người thể hiện sự tôn trọng, chấp nhận trẻ và cũng là người mang đến sự hỗ trợ cho trẻ bằng cách truyền tải thông điệp “Mẹ tin tưởng vào con”.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

1. Edward L. Schor, MD, FAAP, 2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA. [Ngày 3 tháng 2 năm 2015].

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com