Mang thai tháng thứ 7-8-9

Những lưu ý về lựa chọn sinh thường sau sinh mổ

Bạn đang phân vân có nên sinh thường sau sinh mổ? Hãy tham khảo những lưu ý bên dưới để dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định sinh thường hay sinh mổ và dù là phương pháp nào thì điều quan trọng là bạn cần suy nghĩ kỹ để chọn cách thức sinh đảm bảo an toàn cho bạn và bé.

– Bạn không nên lựa chọn sinh thường sau sinh mổ (VBAC) nếu bạn đã có sẹo từ vết cắt dọc hoặc vết cắt hình chữ T từ lần sinh mổ trước.

Những loại vết cắt này có thể làm tăng nguy cơ cho việc vỡ tử cung. Vì vậy, lựa chọn sinh thường sau sinh mổ chỉ nên áp dụng cho những phụ nữ có vết sẹo cắt ngang ở bụng dưới ngay trên đường bikini trong lần sinh mổ trước. Nếu bạn đã sinh mổ 2 lần và cả 2 lần sinh mổ bác sĩ đều cắt ngang ở bụng dưới thì sinh mổ lần 3 hay sinh thường lần 3 đều có thể được lựa chọn.

– Nghiên cứu cho thấy rằng, nếu bạn đã sinh thường trước đó thì khả năng có một lần sinh thường nữa an toàn và thành công sẽ cao hơn 90%.

Ngay cả khi lần sinh thường này diễn ra đầu tiên, rồi đến lần thứ 2 là sinh mổ, và lần sinh thường bạn đang lựa chọn là lần sinh con thứ 3.

– Việc sinh thường sau sinh mổ có nhiều khả năng thành công hơn nếu quá trình sinh nở của bạn bắt đầu một cách tự nhiên.

Lý do vì bác sĩ không thể sử dụng nhiều loại thuốc kích thích chuyển dạ cho phụ nữ mang thai có vết sẹo ở tử cung. Hơn nữa, việc kích thích chuyển dạ cũng làm gia tăng nguy cơ vỡ tử cung, vì vậy, các bác sĩ thường cân nhắc rất thận trọng khi quyết định chọn kích thích tử cung cho thai phụ trong quá trình sinh thường.

– Nếu em bé quá lớn hoặc mẹ béo phì thì bạn không nên chọn sinh thường sau sinh mổ chút nào.

Nghiên cứu gần đây đã tìm ra việc sinh thường sau sinh mổ có nguy cơ thất bại cao hơn khi em bé nặng từ 4 kg trở lên và ít thất bại hơn khi em bé nặng dưới 3.5 kg. Khi em bé quá lớn, mẹ có nguy cơ vỡ tử cung hay rách tầng sinh môn cao hơn. Đó cũng là lý do với các mẹ đã quá ngày dự sinh 1 tuần thì bác sĩ hầu như chọn sinh mổ ở lần sinh sau thay vì sinh thường sau sinh mổ.

Sinh thường sau sinh mổ ít được bác sĩ lựa chọn nếu mẹ béo phì, thừa cân hoặc tăng cân không kiểm soát trong thai kỳ.

Những lưu ý về lựa chọn sinh thường sau sinh mổ

Mẹ sinh mổ lần 1 thường được bác sĩ khuyên sinh mổ lần 2 nếu bị thừa cân

– Nếu lần sinh mổ trước của bạn là bắt buộc do sinh chậm hoặc sinh khó thì khả năng thành công của lần sinh thường này sẽ thấp.

Trong lần sinh trước, bạn sinh chậm hay sinh khó bởi thai trình ngưng tiến triển (như cổ tử cung không nở ra đủ nhanh hay thời gian mẹ rặn để đưa em bé ra khỏi tử cung quá lâu) thì lần này lại có thể bị lặp lại tình trạng này. Tuy nhiên, nếu lần trước bác sĩ phải mổ lấy thai nhi vì thai ngôi mông và lần này thai ngôi đầu (ngôi thai bình thường) thì xác suất thành công sẽ cao hơn.

– Nếu muốn nhiều con, bạn nên chọn sinh thường nhiều hơn và sinh con khi trẻ hơn.

Nếu bạn muốn có nhiều con thì sinh thường sau sinh mổ là một lựa chọn không tồi vì sinh mổ nhiều lần sẽ nguy hiểm hơn là sinh thường nhiều lần. Ví dụ lần sinh con thứ nhất bạn sinh mổ, lần thứ 2 bạn có thể lựa chọn sinh thường để lần sau đó có thể được sinh thường dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần khám rất kĩ lưỡng khi quyết định lựa chọn sinh thường sau sinh mổ để tránh những rủi ro cho mình và con. Vì vậy, lý tưởng nhất của những mẹ muốn sinh con nhiều lần là lần nào mẹ cũng sinh thường được và thời gian lành lại sau sinh nhanh hơn. Nếu mẹ có đắn đo về việc giãn âm đạo thì mẹ có thể cân nhắc những thủ thuật phẫu thuật thu nhỏ âm đạo ở những bệnh viện thẩm mỹ lớn nhé.

Sinh thường sau sinh mổ có tỉ lệ thành công cao hơn ở những phụ nữ trẻ so với những phụ nữ mang thai lớn tuổi. Do vậy, những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên thường bị bác sĩ từ chối cho sinh thường sau sinh mổ. Trong khi đó, một số ít những phụ nữ từ 21 đến 34 tuổi có xu hướng được bác sĩ đồng ý sau khi đã kiểm tra cẩn thận tình trạng thai nhi và sức khỏe của mẹ.




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 325 – 326.
  2. Vaginal birth after caesarean (VBAC). Đọc thêm tại: <http://www.babycentre.co.uk/a557727/vaginal-birth-after-caesarean-vbac>. [Ngày 01 tháng 10 năm 2015].
  3. Vaginal birth after caesarean (VBAC): 9 things to consider. Đọc thêm tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/labor-and-delivery/cesarean-section/vaginal-birth-after-c-section.aspx [Ngày 01 tháng 10 năm 2015].

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com