Những thay đổi khi mang thai tháng thứ 7 của mẹ bầu: Cũng giống như các giai đoạn khác, mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi khi mang thai tháng thứ 7 cả về thể chất và cảm xúc. Thế mẹ sẽ có những thay đổi cụ thể nào? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!
Mang thai tháng thứ 7 – Bắt đầu giai đoạn căng thẳng cuối cùng
Chào mừng mẹ đã đến 3 tháng cuối thai kỳ – và cũng là giai đoạn cuối cùng! Dù tin hay không, mẹ đã đi được hai phần ba quãng đường về đích, và chỉ ba tháng nữa thôi mẹ sẽ có thể ôm (hôn, và âu yếm) phần thưởng của mình rồi. Mang thai tháng thứ 7 nghĩa là mẹ đã bắt đầu bước vào giai đoạn căng cuối cùng của thai kỳ rồi đấy. Đây sẽ là giai đoạn căng nhất – ít nhất là bụng của mẹ sẽ căng hết mức.
Cùng với những cơn đau nhức khi mang thai, có thể mẹ sẽ thấy phấn khích và mong đợi hơn khi trọng lượng mà mẹ phải mang ngày càng nặng. Mẹ cũng sẽ đến gần hơn việc chuyển dạ và chuẩn bị sinh đẻ, một sự kiện mà mẹ sẽ phải bắt đầu lập kế hoạch, chuẩn bị và được giáo dục về nó. Nếu mẹ chưa hề tham gia lớp học giáo dục sức khỏe sinh sản nào thì đây là thời điểm thích hợp để suy nghĩ về việc đăng ký lớp học.
Như mọi khi, mẹ hãy nhớ rằng mỗi người phụ nữ mang thai sẽ có những triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Mẹ có thể gặp tất cả những triệu chứng này vào lúc này hoặc lúc khác, hay chỉ gặp một vài trong số này. Một số triệu chứng có thể đã có từ tháng trước, những số khác có thể mới xuất hiện trong tháng này. Có những triệu chứng mẹ khó có thể nhận thấy được vì mẹ đã quen dần với chúng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể gặp những triệu chứng khác, ít phổ biến hơn. Dưới đây là một vài thay đổi khi mang thai tháng thứ 7 mẹ có thể gặp phải:
Khám phá những thay đổi khi mang thai tháng thứ 7 về thể chất
Mẹ mang thai tháng thứ 7 sẽ có một số thay đổi thể chất như:
- Hoạt động của thai nhi mạnh mẽ và thường xuyên hơn
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Đau ở bụng dưới hay dọc theo hai bên hông
- Táo bón
- Ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng
- Thỉnh thoảng đau đầu, uể oải, hay chóng mặt
- Nghẹt mũi và đôi khi bị chảy máu cam, nghẹt tai
- Nướu nhạy cảm, có thể chảy máu khi đánh răng
- Chuột rút chân
- Đau lưng
- Sưng nhẹ mắt cá chân và bàn chân, đôi khi sưng bàn tay và mặt
- Giãn tĩnh mạch ở chân
- Trĩ
- Ngứa bụng
- Rốn nhô lên
- Rạn da
- Khó thở
- Khó ngủ
- Rải rác các cơn co Braxton Hicks, thường không đau (tử cung cứng lại trong một phút, sau đó trở lại bình thường)
- Vụng về
- Ngực to ra
- Sữa non bị rỉ từ núm vú (mặc dù chất tiền sữa này có thể không xuất hiện cho đến sau khi sinh).
Đó là vài thay đổi khi mang thai tháng thứ 7 về thể chất mà mẹ có thể gặp phải, và nếu chúng khiến mẹ mệt mỏi, hãy tham khảo vài gợi ý sau: Mẹo giảm mệt mỏi cực hay cho mẹ mang bầu 7 tháng.
Những thay đổi khi mang thai tháng thứ 7 về cảm xúc
Khi mang thai tháng thứ 7, nếu mẹ cảm thấy mình hưng phấn hoặc lo âu hơn bình thường (vì nghĩ rằng bé sẽ sớm ra đời), liên tục đãng trí, có những giấc mơ kì lạ và sinh động,… Thì cũng đừng lo lắng nhé. Có thể mẹ sẽ cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi hơn vì mang thai, hoặc cũng có thể là cảm giác mãn nguyện và hạnh phúc (đặc biệt nếu mẹ đang cảm thấy tuyệt vời về thể chất). Tất cả chỉ là một vài thay đổi cảm khi mang thai tháng thứ 7 về mặt cảm xúc mà thôi.
Mẹ nên khám gì khi mang thai tháng thứ 7
Cùng với các tiêu chuẩn cũ đã có, một vài điều mới mẻ sẽ nằm trong lịch trình kiểm tra sức khỏe của tháng này. Vì mẹ đã vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, nên tùy theo yêu cầu của bác sĩ mà mẹ có thể tiến hành kiểm tra những điều sau:
- Trọng lượng và huyết áp
- Thử đường và protein trong nước tiểu
- Nhịp tim của thai nhi
- Khoảng cách từ xương mu đến đỉnh của tử cung
- Kích thước và vị trí của thai nhi, dựa vào sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài)
- Kiểm tra độ phù bàn chân và bàn tay, kiểm tra mức độ giãn tĩnh mạch của chân
- Xét nghiệm sàng lọc Glucose
- Xét nghiệm máu kiểm tra thiếu máu
- Tiêm vắc-xin Tdap (là một vắc-xin “3 trong 1” để bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà
- Kiểm tra các triệu chứng mẹ gặp phải, đặc biệt là những triệu chứng không bình thườn
- Trả lời các câu hỏi và vấn đề mà mẹ muốn thảo luận (mẹ nên lên sẵn một danh sách để tiện cho việc thảo luận).
Bên trong tử cung khi mang thai tháng thứ 7 có gì thay đổi?
Vào đầu tháng này, tử cung của mẹ có kích thước khoảng 27.94cm tính từ đỉnh xương mu. Đến cuối tháng, “nhà” của bé đã phát triển thêm vài centimet nữa và mẹ có thể cảm nhận khoảng 11,43cm bên trên rốn. Mẹ có thể nghĩ rằng không còn chỗ cho tử cung của mẹ phát triển nữa (nó dường như đã lấp đầy bụng của mẹ), nhưng mẹ vẫn có 8-10 tuần mở rộng nữa trước mắt nữa đấy!
- Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 284-285
- Good Food for Brain Development While Pregnant. Đọc thêm tại: <http://healthyeating.sfgate.com/good-food-brain-development-pregnant-2420.html>. [Ngày 17 Tháng 08 Năm 2015]