Omega 9 là loại axit béo mà bản thân cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất nhưng cũng có lợi nếu bạn bổ sung từ thực phẩm một cách hợp lý. Nhiều loại omega 9 được dùng để giảm thiểu chất béo xấu trong dầu ăn. Ngoài ra, omega 9 có tác dụng gì nữa? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Omega 9 là gì?
Axit béo omega 9 là một dạng chất béo không bão hòa thường được tìm thấy trong mỡ động vật và thực vật. Những axit béo này còn được biết đến với cái tên axit oleic hay chất béo không bão hòa đơn, thường có trong các loại dầu canola, dầu hướng dương, dầu ôliu và dầu hạnh nhân.
Không như omega 3 và omega 6, omega 9 là loại axit béo cơ thể có thể tự sản xuất được nhưng cũng có lợi khi được hấp thu từ thực phẩm. Nhiều loại omega 9 được dùng để giảm thiểu chất béo xấu trong dầu ăn.
Omega 9 là gì?
2. Omega 9 có tác dụng gì?
Omega 9 có tác dụng gì đối với sức khỏe? Các nghiên cứu đã cho thấy rằng omega 9 có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ vì các axit béo omega 9 được chứng minh làm tăng lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm lượng cholesterol xấu (LDL), giúp loại bỏ mảng bám tích tụ trong động mạch, gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Dầu canola và hướng dương có một lượng lớn chất béo omega 9, cũng như ít chất béo bão hòa và không chứa chất béo chuyển hóa (trans fat).
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tiêu thụ một lượng lớn dầu ô-liu (54 gram/ngày; khoảng 4 muỗng canh) có thể giúp giảm nguy cơ gây đau tim lần đầu tới 82% khi so sánh với chế độ ăn ít dầu ô-liu (7 gram trở xuống mỗi ngày). FDA ngày nay đã gắn nhãn trên dầu ô-liu cho rằng tiêu thụ 2 muỗng canh dầu ô-liu/ngày thay cho chất béo bão hòa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, dù chưa có bằng chứng thuyết phục.
Ngoài công dụng chính trên, đối với dạng omega 9 có nguồn gốc từ dầu ô-liu còn có thêm những lợi ích sau:
- Ăn/ uống dầu ô-liu giúp giảm táo bón.
- Ung thư vú và đại/ trực tràng. Các nghiên cứu cho thấy rằng người nào tiêu thụ càng nhiều dầu ô-liu trong khẩu phần ăn thì càng ít nguy cơ bị ung thư vú và đại trực tràng.
- Cholesterol cao. Sử dụng dầu ô-liu trong chế độ ăn hàng ngày thay thế chất béo bão hòa có thể giảm tổng lượng cholesterol đối với những người có nồng độ cholesterol cao. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy dầu hướng dương hay canola có tác dụng tốt hơn dầu ô-liu trong việc giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và một loại cholesterol khác gọi là apolipoprotein B.
- Cao huyết áp. Việc bổ sung lượng lớn dầu ô-liu tinh khiết (extra virgin olive oil) trong khẩu phần ăn và tiếp tục kết hợp các phương pháp điều trị trong 6 tháng có thể giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp. Trong một số trường hợp, những người nào bị tăng huyết áp dạng vừa tới nhẹ thực sự có thể giảm liều lượng các loại thuốc hạ huyết áp hay ngừng dùng thuốc hoàn toàn. Tuy nhiên, đừng tự điều chỉnh mà không có sự giám sát của bác sĩ. Uống dịch chiết từ lá ô-liu cũng có thể giúp hạ huyết áp ở những bệnh nhân bị huyết áp cao.
Tuy nhiên việc bổ sung omega 9 từ dầu ô-liu có thể không hiệu quả đối với:
- Ráy tai. Bôi dầu ô-liu lên da có thể không làm mềm ráy tai.
- Nhiễm trùng tai. Bôi dầu ô-liu lên da có thể không giảm đau ở những trẻ bị nhiễm trùng tai.
Những tác dụng sau của omega 9 trong dầu ô-liu chưa có đủ bằng chứng tin cậy để đánh giá hiệu quả của nó. Do đó thông tin chỉ mang tính chất tham khảo:
- Tình trạng ngứa và đỏ da (bệnh chàm). Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng việc thoa một hỗn hợp mật ong, sáp ong và dầu ô-liu với các chăm sóc thông thường có thể giúp cải thiện tình trạng chàm.
- Tiểu đường. So với dầu hướng dương, dầu ô-liu có thể giúp giảm nguy cơ “xơ cứng động mạch”, tuy nhiên cần phải nghiên cứu thêm.
- Chứng đau nửa đầu. Dùng dầu ô-liu mỗi ngày trong hai tháng có thể giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu.
- Viêm xương khớp. Đang có những nghiên cứu cho thấy rằng uống tinh chất quả ô-liu đông khô có thể giảm đau và tăng tính linh động ở những người bị viêm xương khớp.
- Ung thư buồng trứng. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiêu thụ nhiều dầu ô-liu trong khẩu phần ăn càng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng
- Bệnh vẩy nến. Các nghiên cứu trước đây cho thấy thoa hỗn hợp mật ong, sáp ông và dầu ô-liu lên da cùng với chế độ chăm sóc thông thường có thể cải thiện bệnh vẩy nến.
- Viêm thấp khớp. Một số nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn nhiều dầu ô-liu càng ít bị viêm thấp khớp. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng uống dịch chiết quả ô-liu không giảm đáng kể các triệu chứng của viêm thấp khớp.
- Hắc lào. Thoa hỗn hợp sáp ong, mật ong và dầu ô-liu lên da có hiệu quả trong việc điều trị hắc lào.
- Nấm da đùi và nấm men. Tương tự, thoa hỗn hợp sáp ong, mật ong và dầu ô-liu lên da có hiệu quả trong việc điều trị nấm da đùi và nấm men
Tác dụng phụ của omega 9
Nguồn thực phẩm cung cấp omega 9 thông dụng nhất là dầu ô-liu nhìn chung là an toàn khi uống hay thoa lên da. Dầu ô-liu có thể dùng 28 gram/ngày (2 muỗng canh). Còn lá ô-liu thì vẫn chưa có bằng chứng đáng tin cậy về độ an toàn, dù lá và thịt quả ô liu chưa có báo cáo lâm sàng nào chứng minh chúng có tác dụng phụ.
Một số trường hợp cần thận trọng khi sử dụng dầu ô-liu
- Phụ nữ mang thai và cho con bú. Hiện tại vẫn chưa thấy có thông tin đáng tin cậy về độ an toàn khi dùng ô-liu lúc mẹ đang mang thai hay cho con bú, do đó không dùng lượng omega 9 lớn hơn lượng thường có trong thực phẩm.
- Tiểu đường. Dầu ô-liu có thể giảm lượng đường huyết. Những người bị tiểu tường nên kiểm tra đường huyết của mình khi dùng dầu ô liu
- Phẫu thuật. Dầu ô-liu có thể ảnh hưởng tới đường huyết trong và sau phẫu thuật. Hãy đùng uống dầu ô-liu 2 tuần trước khi phẫu thuật.