Tuyệt chiêu phòng chống bệnh tiểu đường bằng lối sống lành mạnh: Tiểu đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Căn bệnh này cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong mô hình bệnh tật tại các nước phát triển. Tuy nhiên, phòng chống bệnh tiểu đường không phải là khó nếu bạn có lối sống lành mạnh.
>> Tiểu đường thai kỳ – Biết càng sớm càng bớt nguy!
Hiện trạng bệnh tiểu đường trên thế giới
Tại Hoa Kỳ, tiểu đường đứng thứ 7 trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng năm. Số người được chẩn đoán tiểu đường tại nước này đã tăng gấp 3 từ những năm 1980 đến năm 2010, với tổng số 20 triệu người.
Tại các nước đang phát triển, số ca mắc tiểu đường cũng đang tăng cao, chủ yếu do sự du nhập của lối sống phương Tây, đặc biệt là phong cách sống lười vận động và chế độ ăn uống nhiều chất đường và tinh bột, cả 2 đều dẫn đến sự tích lũy cân nặng và cuối cùng gây béo phì.
Béo phì là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường đấy ạ
Các chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2025 trên thế giới sẽ có khoảng 246-380 triệu người phải khổ sở vì căn bệnh này. May mắn thay, tiểu đường type 2, chiếm khoảng 95% trường hợp mắc bệnh hầu như đều có thể phòng chống được.
>> Làm cách nào để kiểm soát cân nặng tránh béo phì nhỉ?
Tiểu đường có mấy loại? Phòng chống bệnh tiểu đường
Vấn đề chính của bệnh tiểu đường gắn liền với insulin, một loại hormon do tụy tiết ra có chức năng chính là đưa đường từ trong máu vào các cơ quan như gan, cơ bắp và các tế bào mỡ. Nếu không có insulin, mức đường trong máu sẽ tăng cao gây phá hủy nhiều mô và làm cho các tế bào bị thiếu năng lượng.
Tiểu đường type 1 Phòng chống bệnh tiểu đường
Thường gặp ở trẻ nhỏ khi tụy không tiết đủ insulin. Ở những người bẩm sinh đã có sẵn những yếu tố di truyền dễ phát bệnh, một số tác nhân kích hoạt (như nhiễm siêu vi chẳng hạn) có thể sinh ra các kháng thể tấn công các tế bào tiết insulin trong tụy.
Tiểu đường type 2 Phòng chống bệnh tiểu đường
Là khi tụy tiết ra insulin, nhưng gan, cơ bắp và các tế bào mỡ lại đề kháng với hoạt tính của insulin, có nghĩa là các tế bào từ các bộ phận trên không đáp ứng được với loại hormon này.
Những yếu tố có khả năng làm tăng tình trạng đề kháng với insulin bao gồm, thừa cân hay béo phì, stress kéo dài, mất ngủ, và lười vận động. Loại trừ được hết các yếu tố yếu tố vừa kể trên sẽ giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này thì bạn càng cần phải có một chiến lược phòng chống cụ thể và cấp bách.
Tiểu đường thai kỳ (liên quan đến tình trạng kháng insulin mang thai)
Có khoảng 18% phụ nữ mắc phải tình trạng này trong thai kỳ. Các nhà khoa học cho rằng đó là do nhau thai sản sinh ra một số loại hormone làm tăng khả năng đề kháng insulin của thai phụ. Tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi sinh con.
Có cách nào phòng chống bệnh tiểu đường thai kỳ?
Tuy vậy, các bà mẹ vẫn có nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau đó. Nếu không kiểm soát được mức đường huyết của mẹ, thai nhi sẽ tăng cân rất nhiều khiến đường trong máu tăng bất thường, và sau đó cũng sẽ có nguy cơ bị béo phì và tiểu đường type 2.
>> Tiểu đường thai kỳ ư? Chuyện nhỏ í mà!
Phòng chống bệnh tiểu đường bằng lối sống lành mạnh
Nếu đang bị tiểu đường, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của việc kết hợp kiểm soát đường huyết với thay đổi lối sống và dùng thuốc là như thế nào. Hậu quả của việc tăng đường huyết kéo dài là đẩy nhanh tốc độ lão hóa của các mô, gây ra các bệnh lý về động mạch, bệnh tim và bệnh mạch vành, đột quỵ, các bệnh lý về mắt (bệnh võng mạc do tiểu đường), tổn thương hệ thần kinh, và khiến cho các vết thương khó lành.
Để đẩy lùi căn bệnh này và những hậu quả mà nó đem lại, hãy tích cực rèn luyện cho mình một lối sống lành mạnh với các thói quen tốt để phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả:
Phòng chống bệnh tiểu đường – Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái. Khi bạn quá căng thẳng, các hormon như cortisol, epinephrine và glucagon sẽ tăng cao. Cả 3 lại nội tiết tố này đều góp phần làm tăng đường huyết, và do đó dẫn đến hiện tượng kháng insulin.
Đối với những người đã mắc bệnh này, chỉ cần một căng thẳng về mặt tinh thần ở mức độ trung bình thôi cũng đủ làm cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Nói cách khác, việc kiểm soát căng thẳng có thể giúp làm giảm mức đường trong máu.
Các nghiên cứu sơ khởi cho thấy liệu pháp giải tỏa stress dựa trên chánh niệm (Mindfullness meditation) có thể đem lại hiệu quả trong việc điều trị tiểu đường (Chánh niệm là một liệu pháp rèn luyện khả năng tập trung cao độ vào thời khắc hiện tại).
Phòng chống bệnh tiểu đường – Thỉnh thoảng có thể uống một cốc bia hoặc rượu. Sử dụng đồ uống có cồn với liều lượng vừa đủ (không quá 1 ly cho phụ nữ và 2 ly cho nam giới) cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Phòng chống bệnh tiểu đường – Ngủ nhiều và ngon giấc. Mất ngủ kéo dài và chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, từ đó dẫn đến tiểu đường.
Phòng chống bệnh tiểu đường – Tập thể dục mỗi ngày, kể cả đi bộ cũng được. Hoạt động thể chất sẽ giúp các mô tế bào trong cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với insulin. Tập luyện thể thao thường xuyên còn giúp gia tăng cơ bắp và tiêu hao năng lượng, từ đó dễ kiểm soát được lượng đường huyết cũng như cân nặng hơn.
Phòng chống bệnh tiểu đường – Tránh ăn nhiều carbohydrates tinh chế, đường và các chất béo dạng chuyển hóa (chủ yếu là chất béo nhân tạo). Hấp thu quá nhiều các chất kể trên có thể dẫn đến tăng cân – béo phì và từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng như các bệnh về tim mạch. Carbohydrates tinh chế và đường làm tăng đường huyết và triglyceride (một loại chất béo trong cơ thể) và càng làm tăng insulin.
Hãy ăn nhiều trái cây, rau củ, thịt cá, các loại hạt và đậu tươi thay vì các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, bạn sẽ tự loại được các chất trên ra khỏi bữa ăn của mình.
Phòng chống bệnh tiểu đường bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ngoài ra, nếu có ý định tẩm bổ bằng nhân sâm bên cạnh việc điều trị dược lý, cần lưu ý rằng: mặc dù chiết xuất từ nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolius) và nhân sâm Châu Á (Panax ginseng) có khả năng làm giảm đường huyết, nhưng để tránh tình trạng hạ đường huyết đột ngột, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng loại thuốc bổ này.
Nên gặp bác sĩ khi nào? Phòng chống bệnh tiểu đường
Nếu bạn có bất cứ mối lo ngại nào về sức khỏe của mình, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có thể. Chỉ cần làm một số xét nghiệm đơn giản là có thể chẩn đoán được bạn có bị mắc bệnh tiểu đường hay không.
Nếu có các dấu hiệu dưới đây, bạn có thể liên hệ với bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe để được thăm khám và tư vấn đầy đủ:
- Bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường. Khi đi khám, bác sĩ sẽ tầm soát xem bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không và hẹn lịch tái khám để theo dõi thêm.
- Bạn xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh như: mệt mỏi, hay khát nước, tiểu nhiều, miệng khô, nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại, sụt cân không giải thích được (dù vẫn ăn uống đầy đủ) và tầm nhìn mờ.
- Bạn nghi ngờ mình có khả năng mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ, thân hình bạn ngày càng trở nên giống hình quả táo, tức là bạn đang tích lũy mỡ bụng, một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
- Diabetes Prevention. P.215, White, LB, Seeber, BH & Brownell, BG 2014, 500 time-tested home remedies and the science behind them, Fair Winds Press, USA.
- Diabetes prevention : 5 tips for taking control. Đọc thêm tại: < http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/in-depth/diabetes-prevention/art-20047639>. [Ngày 12 tháng 12 năm 2015]