Nuôi con

Phòng chống béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên

Bệnh béo phì ở trẻ em ảnh hưởng nhiều đến đến tâm lý và thể chất của trẻ. Ngoài ra, trẻ béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư khi lớn tuổi. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách phòng chống béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên để tiện áp dụng khi cần thiết.

Tác hại của bệnh béo phì

Dưới đây là một số bệnh mà trẻ béo phì ở độ tuổi vị thành niên có nguy cơ mắc phải:

  • Tăng cholesterol và triglycerid máu.
  • Nhiễm trùng da, do nấm bị kẹt trong các nếp gấp da và các vùng cơ thể khó làm sạch; và do vi khuẩn.
  • Nữ hóa tuyến vú ở nam (pseudogynecomastia), trong đó các mô mỡ dư thừa làm phần ngực ở nam to ra.
  • Đau lưng.

Phòng chống béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên

Trẻ bị béo phì sẽ thường xuyên than vãn đau lưng
  • Đau đầu gối, hông hoặc đùi do lệch khớp xương đùi.
  • Gãy xương mắt cá chân.
  • Cao huyết áp mãn tính, là nguy cơ của bệnh tim mạch và thận.
  • Sỏi mật.
  • Viêm tụy.
  • Tiết insulin quá mức.
  • Kháng insulin, tiểu đường.
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp .

Bệnh béo phì có thể làm suy yếu sức khỏe thể chất và tinh thần, dẫn đến giảm tuổi thọ. Béo phì cũng có thể trở thành rào cản trong giao tiếp xã hội và là nỗi phiền muộn, dẫn đến căng thẳng và gia tăng rủi ro về bệnh thần kinh.

Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ thừa cân có nhiều nguy cơ dính líu vào bạo lực hơn những trẻ với cân nặng bình thường – cả ở vị trí là nạn nhân lẫn thủ phạm của những trò trêu chọc, đặt tên và bạo lực thân thể.

Phòng chống béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên

Có ít nhất 3 trong 4 trẻ mắc bệnh béo phì sẽ bị béo phì khi trưởng thành và có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư khi lớn tuổi. Để góp phần ngăn ngừa tình trạng thừa cân béo phì, cha mẹ cần biết một số cách phòng chống béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên sau:

  • Khuyến khích con thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn nên bao gồm nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Sử dụng thịt nạc, thịt gia cầm và cá.
  • Chia khẩu phần ăn vừa phải. Cả gia đình cùng ăn những bữa ăn lành mạnh.
  • Hạn chế thức uống có đường, bao gồm cả nước trái cây. Khuyến khích trẻ uống nước lọc.
  • Khuyến khích trẻ vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày. Hoạt động thể thao nên với cường độ từ vừa phải đến mạnh.
  • Hạn chế thời gian xem ti vi khoảng 2 giờ mỗi ngày.
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.
  • Làm gương tốt cho trẻ, chọn chế độ ăn lành mạnh và tích cực vận động thể chất.

Giai đoạn vị thành niên có thể là giai đoạn khó khăn đối với nhiều trẻ; đây là thời gian trẻ thay đổi về cơ thể và trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Cân nặng tăng quá mức và bệnh béo phì có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thể chất của trẻ, đó là lý do tại sao cần phòng tránh tình trạng này ở thanh thiếu niên. Lúc này rất cần đến sự giúp đỡ từ phía gia đình, đấu tranh với bệnh béo phì là cuộc chiến của cả gia đình, chứ không phải là cuộc chiến cá nhân của riêng trẻ.




  1. Obesity In Children And Teens. Đọc thêm tại: <http://www.aacap.org/AACAP/Families_and_Youth/Facts_for_Families/Facts_for_families_Pages/Obesity_In_Children_And_Teens_79.aspx>. [Ngày 26 tháng 8 năm 2015].
  2. Obesity In Adolescences. Đọc thêm tại: <http://childdevelopmentinfo.com/child-teen-health/weight-management-healthy-kids-teens/obesity-adolescents/>. [Ngày 26 tháng 8 năm 2015].
  3. Teen Obesity. Đọc thêm tại:<http://www.pamf.org/teen/health/diseases/obesity.html>. [Ngày 26 tháng 8 năm 2015].
  4. Obesity – Children and Teens. Đọc thêm tại: <http://health.cvs.com/GetContent.aspx?token=f75979d3-9c7c-4b16-af56-3e122a3f19e3&chunkiid=584192>. [Ngày 26 tháng 8 năm 2015].
  5. Teenage’s Obesity. Đọc thêm tại: <http://obesity.ygoy.com/obesity-teens/>. [Ngày 26 tháng 8 năm 2015].
  6. Preventing Obesity in Teenagers. Đọc thêm tại: <http://www.brunet.ca/en/advices/preventing-obesity-in-teenagers.html>. [Ngày 26 tháng 8 năm 2015].
  7. Donald E. Greydanus, MD, FAAP và Philip Bashe (2003). Caring for Your Teenager. Bantam Books. Trang 407 – 408.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com