Ra máu sau sinh là do nhau tách ra khỏi tử cung, các mạch máu tại khu vực đã gắn kết đó bị hở và chúng bắt đầu xuất huyết. Sau khi sinh, tử cung tiếp tục co thắt, làm đóng các mạch máu này, giúp giảm chảy máu. Nếu mẹ từng rạch tầng sinh môn trong lúc sinh, tình trạng xuất huyết tại khu vực đó có thể sẽ tiếp tục cho tới khi được khâu lại.
Mẹ đã nghe nói về ra máu sau sinh và nghĩ rằng sẽ chỉ có một ít máu thôi, nhưng sau khi sinh, nếu thấy mình bị chảy máu thành dòng xuống dưới chân thì mẹ cũng đừng hốt hoảng nhé. Hãy lấy một xấp khăn và giữ bình tĩnh. Đây là máu, chất dịch, và các mô được đào thải ra từ tử cung (còn được gọi là lochia) với lượng nhiều (thông thường là nhiều hơn) như tới kinh nguyệt hàng tháng. Đây là hiện tượng bình thường, vì khi mang thai thì lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên khoảng 50%, nên cơ thể cũng đã có sẵn sự chuẩn bị để loại bỏ lượng máu thừa này sau khi mang thai. Nguyên do của tình trạng ra máu sau sinh này là khi nhau tách ra khỏi tử cung, các mạch máu tại khu vực đã gắn kết đó bị hở và chúng bắt đầu xuất huyết. Sau khi sinh, tử cung tiếp tục co thắt, làm đóng các mạch máu này, giúp giảm chảy máu. Nếu mẹ từng rạch tầng sinh môn trong lúc sinh, tình trạng xuất huyết tại khu vực đó có thể sẽ tiếp tục cho tới khi được khâu lại.
Tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 – 10 ngày sau khi sinh. Tổng lượng chất dịch và ra máu sau sinh này có nhiều đến gần 500ml trước khi bắt đầu ít dần, và đôi lúc lại tiết ra nhiều hơn. Nếu nó bất ngờ chảy mạnh mẽ khi bạn đang đứng trong vài ngày đầu thì cũng chỉ là tình trạng bình thường vì đó là do các dịch tích tụ lại trong lúc bạn nằm hoặc ngồi. Bởi vì thỉnh thoảng máu và những cục máu đông chiếm phần lớn tỉ lệ thành phần chất dịch được đào thải ra từ tử cung trong quá trình hậu sản, nên chất thải đó có thể có màu đỏ trong khoảng từ 5 ngày đến 3 tuần, sau đó từ từ chuyển sang dạng nước màu hồng, rồi nâu, và cuối cùng là màu vàng nhạt. Nếu tình trạng này thỉnh thoảng tái diễn trong suốt vài tuần lễ cho đến 6 tuần, bạn có thể dùng băng vệ sinh (không được dùng băng vệ sinh tampon trong ít nhất 6 tuần đầu vì có thể gây nhiễm trùng).
Tình trạng ra máu sau sinh sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 – 10 ngày sau khi sinh
Để hạn chế tình trạng này, lời khuyên của các bác sĩ là mẹ hãy đi tiểu thường xuyên ngay cả khi mẹ không muốn. Trong vài ngày đầu sau sinh, bàng quang của bạn có thể ít nhạy cảm nên mẹ không cảm thấy buồn tiểu khi bàng quang thực sự khá đầy. Khi bàng quang đầy thì ngoài việc gây ra các vấn đề tiết niệu, nó còn gây khó khăn cho co thắt tử cung, dẫn tới đau và xuất huyết.
Một số phụ nữ sẽ trải nghiệm tình trạng ra máu sau sinh nhẹ ở âm đạo liên tục trong khoảng 3 tháng. Mức độ chảy máu này diễn ra khác nhau ở từng người khác nhau.
Tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ và/hoặc việc tiêm Pitocin (oxytocin) (thường được chỉ định bởi bác sĩ trợ sinh) có thể giảm nhẹ tình trạng đào thải máu từ tử cung bằng cách kích thích quá trình co thắt tử cung. Những cơn co thắt hậu sản này giúp tử cung co về kích thước bình thường nhanh hơn trong lúc ngăn các mạch máu tiếp xúc ở vị trí nhau thai tách ra khỏi thành tử cung.
Nếu bạn đang ở trong bệnh viện phụ sản hay trung tâm sinh sản và bạn nghĩ rằng lượng máu đào thải từ tử cung của bạn quá nhiều hơn mức bình thường, hoặc nó vẫn có màu đỏ tươi sau 4 ngày sinh; hay có mùi hôi hoặc kèm theo đó mẹ bị sốt hay ớn lạnh,… đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng sau sinh và bạn hãy thông báo với y tá ngay. Nếu bạn đang ở nhà và chảy máu ồ ạt bất thường thì hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn. Nếu bạn không thể liên lạc với bác sĩ thì hãy đi thẳng tới bệnh viện cấp cứu nhé. (nếu được thì hãy bệnh viện nơi bạn đã sinh bé)
- Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 421-422.
- Postpartum Emotions. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/0_postpartum-normal-bleeding-and-discharge-lochia_11722.bc>. [Ngày 10 tháng 10 năm 2015].