Mang thai

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4: Tuần 14 – Tuần 17

Mẹ có tò mò về sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4 (từ tuần 14 đến tuần 17) như thế nào không? Chắc hẳn mẹ sẽ thích thú lắm khi biết bé yêu đang khỏe mạnh và lớn lên từng ngày trong bụng mẹ, tham khảo bài viết để biết rõ hơn những thay đổi của bé khi mẹ mang thai tháng thứ 4 nhé!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 14

Khi mẹ mang thai tháng thứ 4, vào tuần 14, đây là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu của tam cá nguyệt thứ hai, những phôi thai khác nhau ở các mẹ sẽ bắt đầu phát triển và lớn lên với những nhịp độ khác nhau nếu mẹ mang thai từ 2 bé trở lên. Một số phôi thai có thể phát triển nhanh hơn, một số khác phát triển chậm hơn. Mặc dù có sự khác nhau giữa tốc độ phát triển, tất cả các em bé trong tử cung đều phát triển theo cùng một cách mà thôi.

Em bé lúc này có kích thước bằng khoảng một nắm tay, cổ của bé phát triển dài hơn và đầu được dựng lên thẳng hơn. Trên đỉnh đầu của bé có thể bắt đầu mọc vài cọng tóc nữa. Lông mày cũng có thể bắt đầu có vào thời điểm này, cũng như lông cơ thể, chúng còn được gọi là lông tơ (lanugo). Đám lông tơ phủ trên cơ thể xuất hiện với mục đích giữ ấm cho em bé trong khoảng thời gian này – như một tấm chăn lông. Sau này, khi mô mỡ của em bé được tích tụ lại, phần lớn lông tơ sẽ rụng đi – tuy nhiên, ở một số em bé, đặc biệt ở những em bé bị sinh non, vẫn sẽ còn một lớp lông tơ phủ trên cơ thể tạm thời trong lúc ra đời.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4: Tuần 14 - Tuần 17

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4 – Tuần 14

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 15

Ở tuần 15, em bé sẽ dài khoảng 4.5 inch (khoảng 11,5cm) và nặng khoảng 56 đến 84g. Bé sẽ càng ngày càng giống với em bé trong trí tưởng tượng của mẹ, lỗ tai của bé được di chuyển dần vào vị trí đúng ở 2 bên của đầu (trước đó lỗ tai nằm ở phần cổ), và mắt của em bé được di chuyển từ 2 bên của đầu vào vị trí mặt trước của mặt. Ở thời điểm này thì em bé đã có sự phối hợp, sức mạnh và trí thông minh để ngọ nguậy các ngón tay, ngón chân và thậm chí là mút ngón tay cái.

Nhưng đó không phải là tất cả những gì em bé có thể làm được ở thời điểm này. Em bé còn có thể thở (hay ít nhất là làm những cử động thở), bú và nuốt – tất cả để chuẩn bị cho khi em bé ra đời. Khi mẹ mang thai tháng thứ 4, vào tuần 15, mặc dù thường thì mẹ sẽ không thể cảm nhận được chuyển động nào từ em bé, nhưng thật ra em bé vẫn đang cử động – đạp, duỗi và cử động tay chân.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 16

Khi mẹ mang thai tháng thứ 4, vào tuần thứ 16, em bé cân nặng trong khoảng 84 – 140g và chiều dài của em bé (được đo từ đỉnh đầu đến mông) là vào khoảng 4 – 5 inch (khoảng 10 đến 12.7cm), giai đoạn này em bé phát triển nhanh. Các cơ trở nên khỏe hơn (mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được cử động của em bé trong vài tuần nữa). Đặc biệt, sự phát triển các cơ ở vùng lưng sẽ giúp tư thế của em bé trở nên thẳng hơn nữa.

Em bé bắt đầu trông dễ thương hơn, với một khuôn mặt gồm có 2 mắt (được hoàn thiện với lông mày và lông mi) và 2 lỗ tai ở đúng vị trí. Thú vị hơn nữa là 2 mắt của em bé cuối cùng cũng đã có thể bắt đầu hoạt động! Thật đấy, vào thời điểm này mắt của bé bắt đầu có thể cử động nhẹ từ bên này sang bên kia và thậm chí còn có thể cảm nhận được ánh sáng mặc dù mí mắt vẫn còn đóng. Em bé cũng bắt đầu trở nên nhạy cảm hơn với xúc giác. Thực tế là em bé sẽ động đậy nếu mẹ chọc vào bụng (mặc dù mẹ sẽ chưa thể cảm nhận được những cử động của bé ở giai đoạn này).

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4: Tuần 14 - Tuần 17 hình ảnh 2

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4 -Tuần 16

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 17

Vào tuần thứ 17, mẹ hãy nhìn vào bàn tay của mình, ở thời điểm này, em bé sẽ có kích thước cỡ lòng bàn tay của mẹ với chiều dài đầu mông là khoảng 5 inch (12.7cm) và cân nặng từ 140g trở lên.

Mô mỡ của em bé bắt đầu được hình thành (đồng thời mô mỡ của mẹ cũng được hình thành khá nhanh trong thai kỳ) nhưng em bé vẫn còn khá gầy với lớp da gần như trong suốt. Ở tuần 17, em bé ở trong trạng thái luôn được luyện tập để chuẩn bị cho khi sinh.

Một kỹ năng quan trọng mà em bé đang trau dồi và luyện tập cho thuần thục hơn trong thời điểm này đó là bú và nuốt – để chuẩn bị cho lần đầu tiên (lần thứ 2, lần thứ 3 và nhiều lần sau đó) bú sữa mẹ hoặc bú bình. Nhịp tim của em bé được điều hòa bởi não bộ (không còn nhịp đập tự phát nữa) và được ước lượng vào khoảng 140 đến 150 nhịp/phút (gần gấp đôi nhịp tim của mẹ).

Nếu mẹ tò mò về sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4 thế nào thì xem video này nhé, thú vị lắm đấy!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 198-201
  2. Pregnancy: The Fourth Month. Nguồn đọc thêm: <http://www.aboutkidshealth.ca/EN/RESOURCECENTRES/PREGNANCYBABIES/PREGNANCY/THEPREGNANTMOTHER/Pages/The-Fourth-Month.aspx>. [Ngày 29 tháng 07 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com