Mang thai tháng thứ 7-8-9

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7: Tuần 28 – Tuần 31

Mẹ có biết sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7 thế nào không? Về chiều cao, cân nặng,…? Hãy cùng mekhonghoanhao khám phá những thay đổi thú vị của bé khi mẹ mang thai tháng thứ 7 nhé!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 28

Thai 28 tuần tuổi nặng hơn 1,13kg và có thể cao gần 40,5cm. Kỹ năng của bé có được trong tuần này là chớp mắt. Cùng với các kỹ năng khác, kỹ năng này ngày càng phát triển cùng với các phản xạ khác như ho, mút, nấc cục và tập thở. Bé con của mẹ bây giờ đã có thể nhấp nháy đôi mắt nhỏ xinh dễ thương của mình rồi nhé.

su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-7-tuan-28-tuan-31-hinh-anh1

Còn đây là kích thước thai nhi 28 tuần tuổi đấy mẹ

Thông tin thú vị về sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7 ở tuần 28 đó là bé con có thể đang mơ về mẹ đấy, bé đã bắt đầu có trạng thái REM (chuyển động giật của đôi mắt xuất hiện trong giấc ngủ REM). Nhưng “kẻ mơ mộng” này vẫn chưa sẵn sàng cho ngày sinh đâu.

Mặc dù khi mang thai tháng thứ 7, phổi của bé gần như đã hoàn toàn trưởng thành (làm cho bé – và cả mẹ –  dễ dàng thở hơn nếu bé được sinh ra lúc này), nhưng bé con vẫn còn rất nhiều điều cần phát triển.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 29

Thai nhi 29 tuần tuổi có thể cao đến hơn 43,2cm và có thể nặng gần 1,36kg. Mặc dù đã đến khá gần chiều cao cơ bản khi sinh của bé (khoảng thêm 7,6cm nữa hoặc hơn), bé vẫn có rất nhiều thứ cần phải làm.

su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-7-tuan-28-tuan-31-hinh-anh2

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7 – Tuần 29

Trên thực tế, trong 11 tuần tiếp theo, bé có thể nặng hơn gấp đôi và thậm chí gần gấp ba lần trọng lượng của mình bây giờ. Phần lớn trọng lượng đó sẽ đến từ các chất béo tích tụ dưới da bé ngay từ khi mẹ mang thai tháng thứ 7 (ở tuần 29).

Và khi bé tròn hơn, chỗ trống trong tử cung của mẹ sẽ bắt đầu chật chội đi, làm cho mẹ ít cảm nhận thấy con mình đá, nhiều khả năng là mẹ sẽ chỉ được cảm nhận bé thọc mạnh và chọc mẹ bằng khuỷu tay và đầu gối.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 30

Thai nhi 30 tuần tuổi vẫn chỉ cao khoảng 43,2cm, nặng khoảng hơn 1,36kg và rất dễ thương. Bé đang lớn hơn từng ngày trong bụng mẹ (trong trường hợp mẹ không nhận ra từ kích thước vòng bụng của mình to hơn).

su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-7-tuan-28-tuan-31-hinh-anh4

Mẹ xem kích thước của thai nhi tuần 31

Bộ não của bé cũng đang lớn lên và đang chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung, cũng như cho một đời học tập sau này. Bắt đầu từ tuần này, bộ não của bé bắt đầu trông giống như một bộ não thật, với những rãnh và các vết lõm đặc trưng.

Những nếp nhăn cho phép sự mở rộng của các mô não trong tương lai rất quan trọng khi bé từ trẻ sơ sinh không có khả năng làm gì, đến một em bé có thể đáp trả bằng lời nói, đến một em bé mới biết đi bập bẹ nói, và trở thành một bé đầy tò mò trước tuổi đi học và còn nữa.

Ở tuần 30, não bé lớn hơn và tốt hơn, đồng thời bắt đầu nhận nhiệm vụ mà trước đây đã giao cho các bộ phận khác của cơ thể, như điều chỉnh nhiệt độ.

Giờ đây, khi bộ não đã có khả năng tăng nhiệt (với sự giúp đỡ của các nguồn cung ngày càng tăng của chất béo), bé sẽ bắt đầu rụng lông tơ – phần lông phủ đầy cơ thể mềm mại đã giữ cho bé ấm cho đến thời điểm này.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 31

Mặc dù bé con sẽ vẫn còn phải tăng thêm từ 1,36kg – 2,27kg nữa trước khi sinh, tuy nhiên, trọng lượng của bé đã tăng một cách ấn tượng thêm 1.36 kg trong tuần này. Và cao khoảng 45,72cm (cộng hoặc trừ vài cm vì thai nhi ở giai đoạn này có thể ở tất cả các kích cỡ), bé của mẹ sẽ nhanh chóng tăng chiều cao đạt gần với chiều cao khi sinh.

su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-7-tuan-28-tuan-31-hinh-anh5

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7 – Tuần 31

Những phát triển ấn tượng vào những ngày này đó là: sự kết nối trong não bộ (bé phải làm hàng nghìn tỷ kết nối này). Và bé đã có thể dùng mạng lưới các kết nối não phức tạp đó để sử dụng có hiệu quả – xử lý được thông tin, theo dõi ánh sáng và nhận ra tín hiệu từ tất cả năm giác quan.

Cậu/Cô bé thông minh của mẹ cũng là một đứa bé dễ buồn ngủ, đặc biệt là trong trạng thái ngủ REM –đó là lý do tại sao mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận lúc nào bé thức (bé đá) và lúc bé ngủ (yên tĩnh) từ bé con của mẹ.

Mẹ xem sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7 như thế nào qua đoạn clip cực yêu sau nhé:



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 282-283
  2. Good Food for Brain Development While Pregnant. Đọc thêm tại: <http://healthyeating.sfgate.com/good-food-brain-development-pregnant-2420.html>. [Ngày 17 Tháng 08 Năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com