Sự phát triển của trẻ có thể kèm theo những cơn đau do tăng trưởng, nhưng nếu trẻ kêu đau xương khớp, đặc biệt cơn đau kéo dài quá 6 tuần thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân. Bởi không phải tất cả những cơn đau chân của trẻ ở giai đoạn đoạn này đều do tăng trưởng.
Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ
Sự phát triển của trẻ có thể kèm theo những cơn đau do khiến các bé cảm thấy khó chịu, tình trạng này thường xảy ra ở các bé mẫu giáo (từ 3 -5 tuổi) và trẻ ở độ tuổi đến trường (từ 8 -12 tuổi). Nhưng nếu những cơn đau khiến bé khó chịu và mất ngủ,… thì hãy đưa bé đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ nếu mẹ nhận thấy trẻ:
- Đau dai dẳng.
- Vẫn còn đau vào buổi sáng.
- Bị đau nặng ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày của trẻ.
- Đau ở các khớp.
- Liên quan tới một chấn thương.
- Kèm theo những dấu hiệu hoặc triệu chứng sau: sưng, đỏ, mềm, sốt, khập khiễng, phát ban, biếng ăn, yếu, mệt mỏi,…
- Hành vi bất thường.
Chẩn đoán đau do tăng trưởng
Khi trẻ hay kêu đau xương khớp, đặc biệt nếu hiện tượng này kéo dài quá 6 tuần thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để bác sĩ xác định nguyên nhân, từ đó tư vấn cách điều trị phù hợp cho trẻ.
Sự phát triển của trẻ có thể kèm theo những cơn đau, nhưng nếu kéo dài quá 6 tháng hãy đưa bé đến bác sĩ
Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán những cơn đau do tăng trưởng mà không cần phải làm xét nghiệm. Một cách hiệu quả nhất để chẩn đoán những cơn đau do tăng trưởng là xem cách trẻ phản ứng lại cơn đau khi bị chạm vào. Trẻ bị đau do bệnh nặng không thích được đụng vào chỗ đau vì sự di chuyển có thể làm cơn đau nặng thêm. Nhưng đối với những cơn đau do tăng trưởng thì phản ứng của trẻ sẽ khác, lúc này trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi được ôm ấp, dỗ dành hoặc xoa bóp chỗ đau. Tuy nhiên, không phải tất cả những cơn đau chân của trẻ đều là đau do sự phát triển của trẻ nhé.
Trong một số trường hợp, bác sĩ cần xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang nhằm loại trừ các vấn đề có thể gây ra những dấu hiệu và triệu chứng cơn đau thường gặp ở trẻ, đặc biệt là bệnh viêm xương sụn khớp háng (thường gặp ở trẻ từ 4 – 10 tuổi).
Đôi khi đau chân có thể ẩn chứa nguy cơ tình trạng bệnh khác cần được chữa trị. Ở trẻ 10 -15 tuổi, nếu cơn đau dai dẳng ở đầu gối xảy ra thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh viêm lồi củ trước xương chày, là bệnh vốn thường gây tổn thương gân bánh chè.
Khi trẻ hay kêu đau xương khớp do sự phát triển của trẻ, đặc biệt nếu hiện tượng này kéo dài quá 6 tuần thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để bác sĩ xác định nguyên nhân từ đó tư vấn cách điều trị phù hợp cho trẻ.
Xem thêm: Sự phát triển của trẻ: Đau do tăng trưởng, điều trị và chăm sóc thế nào?
- Spock, B, Needlman, R, 2012, Baby and Childcare, 9th edn, Bookwell, Finland. [Ngày 10 tháng 11 năm 2014]
- Growing Pains. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/general/aches/growing_pains.html#>. [Ngày 10 tháng 11 năm 2014]
- Growing Pains. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/growing-pains/basics/definition/con-20029782>. [Ngày 10 tháng 11 năm 2014]
- Đau xương do cơ thể tăng trưởng. Đọc thêm tại: <http://ykhoa.net/yhocphothong/khop/09_112.htm>. [Ngày 10 tháng 11 năm 2014]
- Trẻ tăng trưởng thường gặp dấu hiệu gì. Đọc thêm tại: <http://www.victoriavn.com/nhi-khoa/tre-tang-truong-thuong-gap-dau-hieu-gi/293/631>. [Ngày 10 tháng 11 năm 2014]
- Trẻ đau xương do lớn nhanh. Đọc thêm tại: <http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tre-em/tre-dau-xuong-do-lon-nhanh-2935867.html>. [Ngày 10 tháng 11 năm 2014]