Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng khi cơ thể có nhiều thay đổi. Sự phát triển ở tuổi dậy thì bao gồm phát triển về chiều cao, cân nặng, hình thành các đặc điểm về giới tính và trẻ còn tiếp tục phát triển về não nữa.
Sự phát triển thể chất trong tuổi dậy thì
Phát triển chiều cao và cân nặng
Ở tuổi dậy thì, trẻ trai và trẻ gái có thể tăng trung bình tương ứng là 10,41 cm và 8,89 cm chiều cao mỗi năm. Sự tăng vọt này xảy ra ở trẻ gái sớm hơn 2 năm so với trẻ trai. Cân nặng tăng là do việc phát triển cơ ở trẻ trai và mỡ ở trẻ gái.
Hình thành các đặc điểm về giới tính
Trong suốt tuổi dậy thì, sự thay đổi nồng độ hormone đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp:
– Đối với trẻ gái:
- Xuất hiện núm vú (trong khoảng 8 – 12 tuổi), sau đó phát triển vú (13 – 18 tuổi).
- Sự phát triển của lông (11 – 14 tuổi).
- Bắt đầu tăng trưởng mạnh (khoảng 10 tuổi), bao gồm tăng chiều cao và vòng hông.
- Xuất hiện kinh nguyệt (trung bình ở tuổi 12 tuổi, độ tuổi bình thường từ 9 – 16).
- Sự phát triển của buồng trứng, tử cung, môi lớn và âm vật, sự dày lên của màng nhầy tử cung và niêm mạc âm đạo.
- Xuất hiện lông nách (13 – 16 tuổi).
- Cấu trúc răng thay đổi, bao gồm sự phát triển của xương hàm và răng hàm.
- Xuất hiện mùi cơ thể và mụn trứng cá.
Sự phát triển ở tuổi dậy thì biểu hiện qua sự hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp
– Tuổi dậy thì ở trẻ trai:
- Tinh hoàn phát triển, bắt đầu từ 9 tuổi rưỡi.
- Xuất hiện lông vùng kín (10 – 15 tuổi).
- Hình thành tinh trùng, hoặc xuất hiện tinh trùng khi xuất tinh.
- Cơ quan sinh dục phát triển (11 – 14 tuổi).
- Sự phát triển nhanh của thanh quản, họng và phổi, dẫn đến thay đổi giọng nói (ví dụ: bể giọng).
- Cơ thể phát triển nhanh (trung bình khi 14 tuổi), đầu tiên là bàn tay và bàn chân, sau đó là cánh tay và chân, tiếp đó là thân người và ngực.
- Tăng cân nhanh, phát triển thịt và cơ (11 – 16 tuổi).
- Phát triển gấp đôi kích thước tim và dung tích sống của phổi, tăng huyết áp và thể tích máu.
- Mọc lông mặt và cơ thể, và chỉ hoàn thiện khi đến giữa hai mươi tuổi.
- Cấu trúc răng thay đổi, bao gồm sự phát triển của xương hàm và răng hàm.
- Xuất hiện mùi cơ thể và mụn trứng cá.
Tiếp tục phát triển về não
Nghiên cứu gần đây cho thấy não của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh cho đến giai đoạn cuối của tuổi dậy thì. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa các nơ-tron liên quan đến khả năng thể hiện cảm xúc, thể chất và thần kinh vẫn chưa hoàn thiện. Điều này có thể lý giải vì sao một vài trẻ vị thành niên gặp mâu thuẫn trong việc kiểm soát cảm xúc, sự bốc đồng và óc phán đoán của mình.
- The teen years explained: A guide to healthy adolescent development. Đọc thêm tại: <http://www.jhsph.edu/research/centers-and-institutes/center-for-adolescent-health/_includes/Interactive%20Guide.pdf>. [Ngày 3 tháng 7 năm 2015].
- Physical Development: What’s Normal? What’s not?. Đọc thêm tại: <https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/gradeschool/puberty/Pages/Physical-Development-Whats-Normal-Whats-Not.aspx>. [Ngày 3 tháng 7 năm 2015].
- Your child’s changing body. Đọc thêm tại: <http://raisingchildren.net.au/articles/physical_changes_teenagers.html>. [Ngày 3 tháng 7 năm 2015].
- Adolescent Growth and Development. Đọc thêm tại: <https://pubs.ext.vt.edu/350/350-850/350-850.html>. [Ngày 4 tháng 7 năm 2015].