Khi mang thai tháng thứ 5, mẹ sẽ cảm nhận được sự cử động của bé vào lúc này hoặc đầu tháng tới đó, mẹ có hồi hộp không? Cùng tìm hiểu quá trình phát triển của thai nhi vào những tuần đầu tháng thứ 5 để xem sự thay đổi của thai nhi ở tuần 18 đến tuần 20 thế nào nhé!
Khi mang thai tháng thứ 5, điều tưởng chừng như hoàn toàn trừu tượng thì nay đã sớm trở thành thứ có thể sờ chạm được. Đôi khi trong tháng này hoặc đầu tháng tới, mẹ sẽ lần đầu cảm nhận được sự cử động của đứa con mình (dân gian hay gọi là con biết “đạp”). Cái cảm giác kỳ diệu ấy, cùng với việc bụng mẹ càng to tròn ra rõ rệt, khiến cho việc mang thai càng trở nên “thật” hơn bao giờ hết.
Mặc dù còn rất lâu nữa con mới có một hình hài và chào đời tại phòng sanh, thế nhưng thật là tuyệt vời khi mẹ biết chắc rằng trong bụng mình đang mang một sinh linh nhỏ bé.
Sự thay đổi của thai nhi ở tuần 18
Mẹ đã biết sự thay đổi của thai nhi ở tuần 18 như thế nào chưa?
Ở thời điểm này, trung bình kích thước em bé trong bụng mẹ khoảng 14cm và nặng khoảng 140gram đấy. Và lúc này mẹ đã có thể cảm nhận những cú vặn người, cuộn người, cú đá hay cú đấm của đứa con trong bụng mình, những hành động ấy như để chứng tỏ cho mẹ thấy, bé đang hoàn thiện từng ngày.
Những thay đổi của thai nhi ở tuần 18 đến tuần 22 là điều mẹ bầu nên biết
Những việc khác mà bé có thể làm rất tốt trong lúc này chính là ngáp và biết nấc cụt (mẹ sẽ sớm nhận ra những cú nấc cụt của bé yêu trong bụng mình sớm thôi!). Và đặc biệt, đây cũng là khi bé có được những dấu vân đặc trưng trên những ngón tay và ngón chân của chúng.
Sự thay đổi của thai nhi ở tuần 19
Đến tuần thứ 19 này, bé yêu đã đạt mốc tăng trưởng với chiều dài là 15cm và cân nặng khoảng hơn 220 gram.
Khi này, bé yêu của mẹ sẽ trông giống như một… trái xoài lớn đấy ạ. Và “trái xoài” ấy như được nhúng trong một lớp pho-mát mỡ màng.
Thai nhi 19 tuần tuổi đã lớn bằng quả xoài cơ đấy
Lớp chất gây nhờn (tiếng anh gọi là Vernix caseosa) – một thứ chất màu trắng bảo vệ (trông giống như lớp pho-mát) – đang bao bọc lấy lớp da nhạy cảm của thai nhi, để bảo vệ bé khỏi lớp dịch ối xung quanh.
Nếu không có sự bảo vệ này, khi sinh ra bé yêu sẽ có một làn da nhăn nheo, xấu xí. Lớp vỏ bọc này sẽ mất đi ngay khi trẻ được sinh ra, tuy nhiên đối với một số trẻ sinh non thì bé sẽ vẫn còn giữ lớp vỏ bọc này khi sinh.
Sự thay đổi của thai nhi ở tuần 20
Sự thay đổi của thai nhi ở tuần 20 sẽ có nhiều thay đổi lắm mẹ à. Ở thời điểm này, bé yêu đã có một kích thước tương tự như một quả chuối vàng nằm trong bụng mẹ với cân nặng cỡ 290 gram và chiều dài khoảng 16.5 cm (tính từ đỉnh đầu đến mông).
Nếu mẹ muốn, siêu âm thai trong tháng này có thể phát hiện ra bé con của mình là bé trai hay bé gái đấy. Dù là bé trai hay bé gái thì trong thời điểm này bé cũng đều đang rất “bận rộn”.
Ở tuần 20 thì bé con đã lớn như quả chuối rồi mẹ à
Nếu là bé gái, tử cung của bé đã được hình thành hoàn chỉnh, buồng trứng của bé đang giữ khoảng 7 triệu trứng sơ cấp (tuy vậy, đến khi sinh ra, lượng trứng này chỉ còn vào khoảng 2 triệu thôi), đồng thời, âm đạo của bé cũng bắt đầu phát triển.
Nếu như đây là một bé trai, tinh hoàn của bé sẽ bắt đầu đi xuống khỏi ổ bụng. Trong một vài tháng nữa, chúng sẽ di chuyển hẳn xuống bìu (cấu trúc này hiện vẫn đang được hoàn thiện).
Thật may mắn cho bé yêu, khi vào thời điểm này, tử cung của mẹ có đủ không gian cho bé vặn mình, xoay người, đá hay đấm hoặc thỉnh thoảng có thể lộn nhào vài cú. Nếu mẹ vẫn chưa thể nhận thấy được những động tác điêu luyện ngay lúc này thì có thể trong những tuần tiếp theo, mẹ sẽ cảm nhận được thôi.
- Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 232-235.
- 5th month pregnancy care. What to expect, do’s and dont’s. Đọc thêm tại: <http://www.momjunction.com/articles/5th-month-pregnancy-care-expect-dos-donts_0078434/2/>. [Ngày 03 tháng 08 năm 2015]