Mang thai tháng thứ 7-8-9

Tăng cân khi mang thai tháng thứ 8 có ảnh hưởng đến việc sinh em bé?

Tăng cân khi mang thai tháng thứ 8 là tình trạng không thể tránh khỏi, nhưng tăng cân như thế nào để tốt cho con thì không phải mẹ nào cũng biết. Liệu việc tăng cân của mẹ có ảnh hưởng đến việc sinh em bé?

Việc mẹ tăng cân khi mang thai không đồng nghĩa với việc bé cưng trong bụng của mẹ cũng tăng theo như vậy. Cân nặng của bé được quyết định bởi nhiều yếu tố: di truyền, do cân nặng lúc sinh của mẹ (nếu ngày xưa lúc sinh ra mẹ nặng cân thì bây giờ bé con của mẹ cũng rất có thể sẽ nặng), cân nặng trong thai kỳ (những phụ nữ nặng hơn có xu hướng sinh ra con cũng sẽ nặng hơn), loại thực phẩm mẹ đã ăn để tăng cân. Dựa theo những chỉ số biến thiên này, nếu mẹ tăng cân từ 15 – 18 kg (35 – 40 pound) thì bé có thể cân nặng khoảng 2.7 – 3.1kg (6 – 7 pound). Tuy nhiên, có nhiều phụ nữ mang thai chỉ tăng khoảng 11 kg (25 pound), nhưng đến lúc sinh bé có thể nặng khoảng 3.6 kg (8 pound). Theo các chuyên gia y tế, nếu trên thực tế, cân nặng mẹ tăng càng nhiều thì bé sẽ càng lớn.

Tăng cân khi mang thai tháng thứ 8 có ảnh hưởng đến việc sinh em bé

Tăng cân khi mang thai tháng thứ 8

Khuyến cáo gần đây nhất của viện y học Hoa Kỳ cho rằng các mẹ có thể cân nhắc chỉ số tăng cân theo cân nặng và tình trạng cơ thể của mình như sau:

  • Tăng từ 12 – 18 kg đối với phụ nữ ốm, có chỉ số BMI nhỏ hơn hoặc bằng 18.5
  • Tăng từ 11 – 15 kg đối với phụ nữ thể trạng bình thường, có BMI từ 18.6 đến 24.9
  • Tăng từ 6 – 11 kg đối với phụ nữ thừa cân, có BMI từ 25 đến 29.9
  • Tăng từ 5 – 9 kg đối với phụ nữ béo phì, có chỉ số BMI từ 30 trở lên.

Thông qua việc sờ nắn bụng và đo chiều cao tử cung, bác sĩ có thể cho mẹ biết một số điều về kích thước thai nhi, với sự sai số trong ước đoán chừng 450 gram (1 pound) hoặc hơn một ít. Siêu âm là một cách đo lường chính xác hơn, tuy nhiên phương pháp này cũng có thể mắc những sai số tương tự.

Mặc dù nếu mẹ tăng cân khi mang thai tháng thứ 8 quá nhiều thì kích cỡ dự đoán của bé có thể lớn nhưng điều đó cũng có nghĩa quá trình sinh nở của mẹ sẽ gặp khó khăn. Mặc dù một bé con nặng chừng 2.7 – 3.1kg (6 – 7 pound) sẽ được sinh ra nhanh hơn một bé nặng đến 4 – 4.5 kg (9 – 10 pound), nhưng hầu hết các mẹ đều có thể sinh ra những bé con to hay rất to bằng ngã âm đạo mà không hề gặp bất kỳ biến chứng gì. Miễn là đầu của bé (phần cơ thể lớn nhất) có thể vừa với kích thước khung chậu của mẹ (đây có thể xem như yếu tố quyết định mẹ có sinh thường được hay phải sinh mổ)

Vóc dáng của mẹ ảnh hưởng đến việc sinh em bé thế nào?

Khi nói đến chuyện mẹ có khả năng sinh em bé bằng phương pháp sinh thường hay không thì kích cỡ quả nhiên là một vấn đề. Tuy vậy, kích cỡ đang được nói đến ở đây là kích cỡ bên trong chứ không phải là kích cỡ bên ngoài. Đó chính là kích thước và hình dáng khung chậu của mẹ trong mối tương quan với kích thước của đầu em bé, vì đây là yếu tố sẽ quyết định mức độ khó khăn hay dễ dàng của quá trình sinh nở, chính điều này chứ không phải là việc mẹ cao bao nhiêu hay có thể hình như thế nào. Và nếu chỉ bởi vì mẹ là người rất ư mảnh khảnh, nhỏ hoặc gầy thì không có nghĩa là khung chậu của mẹ cũng sẽ nhỏ theo. Một người phụ nữ vừa thấp vừa gầy có thể sẽ có một khung chậu rộng hơn (hay hình dáng thuận tiện hơn) so với một phụ nữ vừa cao vừa đầy đặn.

Tăng cân khi mang thai tháng thứ 8 có ảnh hưởng đến việc sinh em bé hình ảnh 2

Kích thước, hình dáng khung chậu của mẹ so với kích thước đầu của em bé sẽ quyết định mức độ khó khăn trong quá trình sinh nở

Làm thế nào để mẹ biết kích thước khung chậu của mình như thế nào (nó không phải chỉ phân loại thành: nhỏ, trung bình hay lớn hơn) để chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh em bé? Bác sĩ sẽ thực hiện việc ước tính khá chính xác kích cỡ khung chậu của mẹ, thường trong lần khám thai đầu tiên bác sĩ đã tiến hành đo khung chậu của mẹ bằng cách đo thô. Nếu như có bất kỳ nghi ngờ nào như đầu của bé quá to so với kích cỡ của khung chậu mẹ khi chuyển dạ thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm việc siêu âm để quan sát và đo lường tốt hơn.

Phương tiện duy nhất giúp đánh giá đúng kích cỡ của khung chậu đó là xét nghiệm chụp hình X-quang, tuy nhiên, phương pháp này rất hiếm khi được chỉ định trong suốt thai kỳ. Kích thước khung chậu chỉ là một trong những yếu tố tác động đến sự thuận lợi của quá trình sinh nở. Một số yếu tố cơ thể khác cũng có thể ảnh hưởng như tính hiệu quả trong hoạt động co bóp của cơ tử cung, khả năng giãn nở của cổ tử cung, kích thước của thai nhi, và một yếu tố rất quan trọng khác là vị trí ngôi thai. Cảm xúc và trạng thái tinh thần của mẹ cũng góp phần ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ tự nhiên. Chắc chắn điều quan trọng nhất ở đây là mẹ phải tự tin vào khả năng của cơ thể mình trong việc sinh được em bé ra, cũng như hiểu biết đầy đủ kiến thức về quá trình sinh nở và đặt niềm tin vào những người luôn hỗ trợ bạn, như chồng, người nhà, bạn bè hay bác sĩ.

Tất nhiên, nhìn chung thì kích thước tổng thể của khung chậu, cũng như của các cấu trúc xương khác trong cơ thể những người có tầm vóc nhỏ sẽ nhỏ hơn những người khác. May mắn thay, tự nhiên không bao giờ xuất hiện tình huống mẹ thì quá nhỏ mà lại sinh em bé quá to. Thay vào đó, trẻ sơ sinh thường có kích thước phù hợp với vóc dáng và kích thước của khung chậu mẹ lúc sinh (mặc dù sau này chúng sẽ lớn hơn). Và khả năng cao là kích thước của bé sẽ tương thích với kích cỡ của mẹ thôi. Vậy nên các mẹ đừng quá lo lắng nếu vướng phải tình cảnh tăng cân khi mang thai tháng thứ 8 nhé, nhưng mẹ cần có cách kiểm soát cân nặng tăng phù hợp để việc sinh con dễ dàng hơn.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 316-317
  2. Weight problems may begin in the womb. Đọc thêm tại: <http://www.nytimes.com/2010/09/07/health/07brody.html?_r=0>. [Ngày 30 tháng 08 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com