Sức khỏe

Tật nói lắp ở trẻ nhỏ

Tật nói lắp hay nói không lưu loát là khi bé gặp gián đoạn trong những câu nói bình thường. Tình trạng này xảy ra ở các bé 2 -5 tuổi và sẽ tự hết khi bé qua 5 tuổi. Tuy nhiên, ở một số bé, tình trạng nói lắp kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng đến cuộc sống của bé sau này.

Nói lắp là gì?

Nói lắp hay nói không lưu loát là khi bé gặp gián đoạn trong những câu nói bình thường. Như  lặp lại một âm thanh hay một âm tiết, đặc biệt là ở đầu của từ, như “th- th- thích”, hoặc có những biển hiện kéo dài âm thanh như “thhhhhhấy”. Đôi khi bé có thể ngưng bặt trong khi đang nói, nói thiếu âm hoặc câu nói bị gián đoạn bởi những tiếng như “à”, “ừm”.

Nói lắp có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên, phổ biến nhất là ở các bé từ 2 –5 tuổi. Bé trai có xu hướng nói lắp nhiều hơn bé gái. Thông thường các bé sẽ bập bẹ tập nói và ngôn ngữ chưa được lưu loát trong độ tuổi từ 18 –24 tháng tuổi. Đây là một bước cơ bản để bé làm quen với ngôn ngữ và sắp xếp các từ lại thành một câu nói hoàn chỉnh, nên bé có thể bị nói lắp trong vòng vài tuần hoặc vài năm. Và hầu hết các bé khi lớn hơn 5 tuổi sẽ không còn bị nói lắp nữa, nhưng đối với một số bé, việc này trở thành một tình trạng theo bé dai dẳng khiến cho bé gặp khó khăn trong học tập và quá trình trưởng thành. Vì vậy, việc phát hiện và chữa nói lắp sớm sẽ giúp trẻ cải thiện rất nhiều về sau này.

Tat noi lap o tre nho hinh anh

Tật nói lắp thường xảy ra ở các bé 2 -5 tuổi

Những dấu hiệu nhận biết bé bị tật nói lắp?

Chính vì  giai đoạn bé tập sắp xếp các từ thành câu hoàn chỉnh nên cha mẹ rất khó phân biệt là bé bị tật nói lắp hay là đang hoàn thiện ngôn ngữ. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bé đang có tật này và có thể tiến hành chữa nói lắp sớm là:

  • Bé căng thẳng hoặc mặt bé méo mó như đang khổ sở với điều gì đó.
  • Giọng bé có thể đột ngột cao vút lên khi bé bị lặp từ.
  • Trong một số trường hợp nặng hơn, bé có thể phải tỏ ra rất nỗ lực và căng các cơ để cố gắng nói.
  • Bé có thể cố gắng không nói lắp bằng cách đổi từ khác hoặc dùng thêm các âm thanh phụ trợ để bắt đầu câu nói. Đôi khi bé có thể tránh các tình huống khiến bé phải nói chuyện.

Bé bị tật nói lắp, nguyên nhân do đâu?

Mặc dù vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra tật nói lắp, nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì người bị nói lắp có một trục trặc nhỏ trong các liên kết của não bộ điều khiển việc nói. Và sau đây là các yếu tố nguy cơ góp phần vào việc phát triển tật nói lắp ở trẻ:

  • Gia đình có tiền sử nói lắp. Có nhiều ý kiến bất đồng về việc liệu tật nói lắp có di truyền hay không, vì các gen cụ thể của tật này chưa được xác định. Nhưng gần 60% tất cả các trường hợp bị tật nói lắp trong gia đình cũng có người bị tương tự.
  • Sự phát triển của bé. Những bé có các vấn đề về ngôn ngữ và lời nói sẽ dễ bị tật nói lắp hơn các bé khác. Chữa nói lắp khi bé có các vấn đề khác về ngôn ngữ cần sự tư vấn và hướng dẫn kĩ của các bác sĩ và các nhà trị liệu ngôn ngữ.
  • Vấn đề về thần kinh. Ở một số bé có tật nói lắp, ngôn ngữ được xử lý trong các phần của não bộ khác với ở các bé không nói lắp. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự tương tác giữa não bộ và các cơ điều khiển việc nói.
  • Kỳ vọng của gia đình. Khi trẻ em bắt đầu học nói các bé có thể nói vấp hay không rõ chữ, việc này hoàn toàn bình thường. Một số cha mẹ do quá lo lắng và cho rằng bé bị tập nói lắp, đã ép bé nói cho đúng cách, khiến cho bé bị nói lắp thật sự. Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy cha mẹ làm thế sẽ khiến cho con mình nói lắp.

Xem thêm: Cách chữa nói lắp ở trẻ



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Stuttering. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/parenting/stuttering>. [Ngày 22 tháng 7 năm 2015].
  2. Stuttering. Đọc thêm tại:<http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stuttering/basics/definition/con-20032854>. [Ngày 22 tháng 7 năm 2015].
  3. Stuttering. Đọc thêm tại: <http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Stuttering>. [Ngày 22 tháng 7 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com