Sinh con

To nhỏ cách chăm sản phụ sau sinh mổ tại nhà

Việc chăm sóc sản phụ sau sinh mổ (đẻ mổ) rất quan trọng và nếu được thực hiện tốt có thể mẹ sẽ nhanh chóng hồi phục và trở lại bình thường như trước đây. Việc chăm sóc mẹ sau khi sinh mổ sẽ vất vả hơn sinh thường một chút, gia đình cần có một chiến lược rõ ràng và nhất là khi mẹ đã xuất viện.

1 tuần sau khi sinh con, trong khi mẹ rất háo hức để bắt đầu chăm sóc cho con mình, thì mẹ có thể nhận thấy sự phục hồi về thể chất và tình cảm của mình sau khi sinh mổ sẽ lâu hơn so với mẹ sinh thường qua ngã âm đạo. Mặc dù mẹ đã vượt qua được một đoạn đường khá dài như mọi bà mẹ khác từ khi mang thai tới khi chuyển dạ sinh con, mẹ cần trải qua giai đoạn chăm sóc sản phụ sau sinh mổ nữa để lấy lại sức khỏe trong vài tuần sắp tới.

Hãy nhớ rằng mẹ càng cố gắng chuyên tâm vào việc nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe, cũng như tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, thì thời gian mà mẹ cần để hồi phục sau sinh sẽ trở nên ngắn hơn. Thường thì thời gian để mẹ sinh mổ hồi phục là 4-6 tuần.

Dưới đây là một số trường hợp mẹ có thể gặp phải trong giai đoạn phục hồi sau sinh.

Đau ít hoặc không đau

Đa số những cơn đau đã đến lúc phải biến mất ở thời điểm hiện tại. Nhưng nếu mẹ thật sự cảm thấy đau thì hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc giảm đau không kê đơn nào mẹ có thể sử dụng, liệu mẹ có thể dùng một vài viên thuốc giảm đau Paracetamol loại dành cho phụ nữ cho con bú hay không?

To nhỏ cách chăm sản phụ sau sinh mổ tại nhà

Nếu mẹ cảm thấy đau sau sinh, mẹ có thể dùng viên giảm đau Paracetamol loại cho con bú?

Mẹ cứ làm mọi việc trong nhà chầm chậm thôi, chẳng hạn như đi bộ lên xuống cầu thang, bước ra khỏi giường, ghế….. thật nhẹ nhàng để giúp giảm đau. Mẹ cũng nên tránh mang vác nặng hay làm việc nặng để không ảnh thưởng tới vết mổ sau sinh.

Mọi thứ sẽ dần dần được cải thiện tốt lên

Trong thời gian chăm sóc sau sinh mổ, những vết sẹo của mẹ sẽ bị đau nhức và nhạy cảm trong một vài tuần, nhưng sau đó sẽ bớt đau và khó chịu. Mẹ cần lưu tâm và chăm sóc vết mổ sau sinh thật cẩn thận nhé. Những bộ quần áo mỏng và nhẹ sẽ giúp bảo vệ vết sẹo khỏi bị kích ứng, và mẹ có lẽ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi mặc những bộ quần áo rộng để tránh tình trạng vải cọ xát vào vết sẹo của mình.

Thỉnh thoảng mẹ sẽ có một vài cảm giác như bị co kéo, run giật và có những cơn đau ngắn xung quanh vùng có vết rạch mổ, đây là một phần hoàn toàn bình thường của quá trình lành vết thương và những cảm giác này sẽ dần dần giảm đi.

Sau đó mẹ có thể sẽ cảm thấy ngứa ở vết mổ sau sinh. Mẹ hãy hỏi bác sĩ kê toa cho mẹ một loại thuốc mỡ chống ngứa mà mẹ có thể sử dụng trong thời gian chăm sóc sau sinh mổ. Cảm giác tê xung quanh vết sẹo sẽ kéo dài lâu hơn, có thể là một vài tháng sau sinh. Cảm giác lổn nhổn trong mô sẹo sẽ giảm bớt, và vết sẹo có thể sẽ chuyển sang màu tím hoặc màu hồng trước khi nó mờ dần đi.

Nếu mẹ vẫn bị đau dai dẳng kéo dài, nếu vùng da xung quanh vết rạch mổ chuyển sang màu đỏ, hoặc nếu dịch tiết rỉ ra từ vết thương có màu nâu, xám, xanh lá, hoặc vàng, mẹ hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nhé vì có thể vết mổ sau sinh của mẹ đã bị nhiễm trùng rồi.

Kể cả trong trường hợp một lượng ít dịch tiết từ vết mổ có màu trong bình thường thì mẹ cũng đừng bỏ qua mà hãy báo cho bác sĩ trong khi đi khám.

Ăn nhiều chất xơ sau khi sinh mổ để giảm táo bón và đầy hơi

Mẹ nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để giúp tránh táo bón và mọi thứ chuyển động trơn tru. Để hạn chế đi lại nhiều, mẹ có thể để các loại đồ ăn nhẹ và nước gần mình để ăn bổ sung năng lượng ngay bất kỳ khi nào đói. Các loại đồ ăn lúc này có thể là các loại hạt, bánh mỳ nguyên cám, phô mai thanh, trái cây nhiều xơ (có thể khô hoặc tươi đều được), cà rốt bao tử.

Để tránh đầy hơi và ngăn ngừa áp lực khí trong ruột ép vào vết mổ sau sinh, mẹ cố gắng hạn chế những thức ăn có thể gây đầy hơi cho mình. Nếu cảm thấy bụng đầy hơi chướng khí nhiều, mẹ có thể nằm về một phía hoặc nằm ngửa, đầu gối nâng lên, hít thở sâu trong khi tay áp lên vết mổ cho dễ chịu hơn.

Cho con bú sau khi sinh mổ

Mẹ có thể thấy hữu dụng khi đặt một cái gối lên đùi mình khi cho con bú, hoặc nhờ chồng giữ bé giùm khi cho bé bú để tránh đè lên vùng bụng trong vài tuần đầu. Nếu mẹ nằm cho con bú thì việc kê nhiều gối cũng có thể giúp mẹ thoải mái, mẹ cũng có thể ôm bé dưới tay thay vì ôm bé choàng qua phía trước bụng mình.

Hãy đứng dậy và vận động

Một khi mẹ đã hết đau, mẹ sẽ có thể bắt đầu tập thể dục. Những bài tập Kegel vẫn còn rất quan trọng thậm chí ngay cả khi mẹ đã sinh em bé với vùng tầng sinh môn còn nguyên vẹn không bị tổn thương. Bởi vì chỉ riêng việc mang thai cũng đã làm tổn hại đến những cơ ở vùng đáy chậu của mẹ rồi. Mẹ cần tập trung vào những bài tập thể dục giúp các cơ vùng bụng dưới trở nên khít chặt lại.

To nhỏ cách chăm sản phụ sau sinh mổ tại nhà hình ảnh 2

Thực hiện các bài tập phục hồi sau sinh mổ

Mẹ nên dùng chiến lược “chậm và chắc” làm phương châm của mình. Với bất kỳ bài tập nào, mẹ cứ từ từ và đều đặn thực hiện các bài tập hàng ngày. Sẽ phải mất từ một vài tháng đến 1 năm để mẹ có thể trở lại với vóc dáng như trước khi mang thai.

Sau khi sinh

bao lâu thì quan hệ được?

Bố mẹ hãy chờ ít nhất là 4 tuần chăm sóc sau sinh mổ rồi bắt đầu quan hệ vợ chồng sau sinh. Những nguyên tắc hướng dẫn này hầu như hoàn toàn giống với những mẹ sinh thường qua ngã âm đạo. Tuy nhiên, mẹ hãy để ý vết mổ sau sinh lành ra sao trước khi bắt đầu quan hệ vợ chồng sau sinh mẹ nhé. Nếu vết mổ lành chậm hơn thì bố mẹ nên hoãn việc quan hệ thêm một thời gian nữa.

Điều quan trọng nữa mẹ cần biết là dù mới có em bé nhưng mẹ đừng quên chăm sóc bản thân mình nhé. Nếu được, mẹ hãy nhờ người thân (gia đình, bạn bè) giúp đỡ trong thời gian này. Mẹ không cần thiết phải làm một bà mẹ hoàn hảo trong thời gian cần được chăm sóc sau sinh mổ đâu mẹ à.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P462-463.
  2. Recovering after a C-section – emotionally and physically. Đọc thêm tại: <http://www.bounty.com/pregnancy-and-birth/birth/c-section/c-section-recovery>. [Ngày 12 tháng 11 nằm 2015]
  3. C-section – Recovery. Đọc thêm tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/c-section/ [Ngày 12 tháng 11 nằm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com