Mỉm cười, luyện tập thể thao hay tắm nắng… là một trong số những cách làm giảm stress trong cuộc sống và phòng ngừa bệnh trầm cảm vô cùng đơn giản. Hãy cùng “bỏ túi” 11 cách làm giảm stress hiệu quả dưới đây để xua tan mọi áp lực hay căng thẳng trong cuộc sống bạn nhé!
1. Mỉm cười như một lời chào hỏi
Người xưa vẫn thường có câu “một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”, khoa học ngày nay cũng chứng minh được rằng nụ cười có thể giúp bạn cảm thấy thư thái, sảng khoái, xua tan phiền muộn từ đó ngăn ngừa và điều trị bệnh trầm cảm nhẹ.
Đừng ngần ngại trao cho ai đó một nụ cười, đó có thể là một người quen, một người bạn, người thân hay thậm chí là một người xa lạ chưa từng quen biết (trừ trường hợp bạn quá lo lắng về sự an toàn của bản thân).
Điều này có thể giúp làm giảm các cơn đau và các hormone gây căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời khiến cho tinh thần phấn chấn và gia tăng sự tỉnh táo cũng như khả năng sáng tạo từ đó ngăn ngừa và điều trị bệnh trầm cảm
2. Tự tạo cho mình niềm vui
Một trong những cách làm giảm stress trong cuộc sống hiệu quả nhất đó là tự tạo cho mình niềm vui. Bạn có thể tìm một người bạn có tính hài hước nào đó, nếu không bạn cũng có thể tự tạo cho mình niềm vui bằng cách xem những video hài, phim hài có sẵn trên youtube hoặc tự thưởng cho mình một vé xem kịch hài.
Bạn có thể bắt đầu bằng một tiếng cười khúc khích nho nhỏ rồi tăng dần cấp độ lên thành những tiếng cười ha hả, cười giòn nắc nẻ. Bạn đừng lo lắng quá về việc bản thân có thể trông hơi gượng gạo hoặc giả tạo, cũng đừng quá bận tâm nếu như thật sự không có điều gì đáng để kích thích “dây thần kinh cười” của bạn cả bởi vì dù cười một cách tự nhiên hay cười có chủ ý cũng đều giúp cải thiện sức khỏe của bạn một cách đáng kể đấy.
3. Cách xả stress tốt nhất là nói đùa hoặc kể chuyện hài
Tính hài hước là một phương thuốc vô cùng hiệu quả dành cho những bạn đang bị stress. Hãy biết cách tận dụng tất cả mọi thứ mà bạn nghĩ rằng có thể khiến cho tâm trạng của bạn thoải mái và phấn chấn hơn.
Một tiếng cười sảng khoái sẽ giúp cơ thể bạn được thư giãn và kích thích hệ thần kinh tiết ra endorphins – đây là một hormone khiến cho chúng ta gia tăng sự hài lòng, từ đó giúp ta đối diện với những tình huống căng thẳng hoặc buồn bã với một cái nhìn tích cực hơn.
Một nghiên cứu của Viện sức khỏe quốc gia (National Institutes of Health) cho thấy rằng việc cười đùa sẽ kích thích não bộ phản ứng lại đối với các triệu chứng bệnh trầm cảm. “Trị liệu bằng tiếng cười” giúp làm giảm các cơn đau mạn tính và các triệu chứng trầm cảm, cải thiện chất lượng cuộc sống và sức bật tinh thần ở các bệnh nhân ung thư.
Hãy ghi nhớ lấy một hai câu nói đùa và nói lại với một người khác. Đừng quá lo lắng về cách thức mà bạn sẽ kể, nhiều khi chỉ một câu nói đùa vô tư nhưng lại có tác dụng hài hước không ngờ đấy.
Tương tự như việc cười đùa, kể chuyện hài cũng có thể khiến cho mọi người cười vui, thậm chí là cười khúc khích hay cười phá lên thành tiếng. Bên cạnh tác dụng giúp tăng cường tình trạng sức khỏe thể chất, tiếng cười còn là một cầu nối giữa các mối quan hệ xã hội rất có hiệu quả.
4. Rèn luyện thể lực thường xuyên
Rèn luyện thể lực thường xuyên cũng là một trong những cách làm giảm stress hiệu quả. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng rèn luyện thể chất thường xuyên có thể làm giảm các triệu chứng bệnh trầm cảm.
Vì thế hãy tìm cho mình một môn thể thao mà bạn yêu thích và luyện tập mỗi ngày. Bạn không nhất thiết phải đến phòng tập gym mà có thể tham gia một số hoạt động khác như học nhảy, làm vườn, dọn dẹp nhà cửa, đi bộ, đi dạo, tập yoga, chơi bowling…
5. Tạo một không gian sống vui vẻ
Không gian sống có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của chúng ta, do vậy nếu bạn đang sống trong một mớ rối tung rối mù, không biết làm gì khi bị stress, tại sao không thử thay đổi điều này nhỉ?
Hãy bắt đầu từ những công việc nhẹ nhàng mà bạn yêu thích như cắm hoa, trồng cây, nghe những bản nhạc vui nhộn là bạn đã phần nào kiểm soát được bệnh trầm cảm rồi đấy.
6. Tắm nắng
Tắm nắng có thể làm giảm stress ư? Có lẽ bạn sẽ cảm thấy hơi ngạc nhiên về điều này. Tuy nhiên nếu có thể bạn hãy dành ra khoảng 15 phút vào mỗi sáng sớm để tắm nắng (tất nhiên là không sử dụng kem chống nắng nhé), bạn sẽ thấy tình trạng của mình cải thiện đáng kể đấy.
Điều này có được là do khi tắm nắng, da của bạn sẽ phản ứng với các tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời và sản xuất ra vitamin D – đây loại vi chất đóng vai trò rất quan trọng đối với tâm trạng và tinh thần của bạn.
7. Bắt đầu mỗi buổi sáng bằng một tách café hoặc uống trà giảm stress
Bắt đầu ngày mới bằng tách cà phê hoặc trà là cách giảm stress tốt nhất
Nếu bạn thường xuyên bị stress hay trầm cảm, tại sao không thử khởi động ngày mới với một tách cà phê hoặc tách trà nhỉ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần uống từ 2-3 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp làm giảm nguy cơ bị trầm cảm.
Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà quá lạm dụng cà phê nhé, bởi vì hấp thu caffeine quá mức cũng có thể dẫn đến rối loạn lo âu (đây là một rối loạn thường đi cùng với trầm cảm). Nếu bạn không thích uống cà phê, bạn có thể uống 3-4 tách trà xanh mỗi ngày cũng giúp làm giảm nguy cơ bị trầm cảm.
8. Giảm hoặc cai rượu
Mặc dù rượu là một liều thuốc giảm đau hữu hiệu đối với hệ thần kinh trung ương, nhưng nghiện rượu lại khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn. Hơn nữa, một trong những hậu quả của việc sử dụng các chất kích thích là khiến cho tâm trạng bị tuột dốc.
Tuy nhiên trên thực tế, những người không được điều trị bệnh trầm cảm hợp lý lại thường có xu hướng “tự chữa trị” cho mình bằng cách tìm đến rượu bia, thuốc lá và các loại thuốc hút không hợp pháp.
9. Tự do thể hiện cảm xúc
Bạn có thể tâm sự với một người bạn thân, viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình, hoặc sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật giàu sức biểu cảm để giải tỏa bớt căng thẳng, phiền muộn bị kìm nén bấy lâu nay đồng thời có thể hiểu rõ hơn về bản thân.
Càng nghiền ngẫm, nhai đi nhai lại vấn đề chỉ càng khiến cho những cảm giác căng thẳng và khó chịu của bạn khó biến mất mà thôi.
10. Giúp đỡ người khác hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện
Những thách thức về mặt tâm lý thường khiến chúng ta tự thu mình và chỉ quanh quẩn với bản thân. Chính vì thế, giúp đỡ người khác có thể được xem như một liều thuốc giải độc thích hợp trong trường hợp này. Chỉ bằng những việc đơn giản như nấu bữa tối cho một người bạn đang bị ốm, hoặc massage cho các thành viên trong gia đình cũng có thể giúp bạn xua tan căn bệnh trầm cảm đấy!
Ngoài ra, bạn cũng có thể xin làm việc tại các cơ sở chăm sóc và bảo vệ động vật hoặc xin dọn dẹp ở công viên. Tham gia các hoạt động tình nguyện khiến bạn cảm thấy rằng mình có ích từ đó giúp củng cố sự tự tin và phát triển các kỹ năng của bạn. Hãy tham khảo các trang web trên Internet để tìm cho mình một công việc tình nguyện phù hợp nhé!
11. Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể khiến bạn cảm thấy cáu kỉnh, ủ rũ, dễ bị stress và bệnh trầm cảm. Có thể nói rằng trầm cảm và thiếu ngủ có mối liên hệ mật thiết với nhau, đây cũng có thể được xem như là một trong những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết trầm cảm, vì vậy, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài triền miên, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kĩ càng hơn bạn nhé.
Depression. P 204. White, LB, Seeber, BH & Brownell, BG 2014, 500 time-tested home remedies and the science behind them, Fair Winds Press, USA.