Sức khỏe

Trẻ bị chấn thương đầu, chẩn đoán bằng cách nào?

Bé bị chấn thương vùng đầu thường có những tổn thương bên trong. Việc đánh giá tình hình tổn thương ở bé phải trải qua nhiều cuộc khảo sát và kiểm tra thiết yếu. Bác sĩ có thể làm một số kiểm tra cho bé như kiểm tra sinh lý, đánh giá chi tiết, các xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh. Tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn nhé!

1. Kiểm tra sinh lý

  • Kiểm tra đường thở của trẻ: Các dấu hiệu bên ngoài cơ thể (vết thương, độ ổn định của xương, lệch khí quản, màu da quanh miệng có bị tím tái hay không) khi bé bị chấn thương đầu; Khả năng hô hấp thay đổi (tình trạng tuần hoàn như nhịp tim, huyết áp, hô hấp. Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra xem bé có bị ngưng thở hay giảm lượng khí lưu thông hay không..).
  • Kiểm tra trạng thái thần kinh: Khả năng đáp ứng, phản xạ của trẻ bằng phương pháp thang điểm hôn mê Glasgow (Glasgow Coma Scale).

2. Đánh giá chi tiết

Sau kiểm tra sinh lý, cuộc khảo sát thứ hai là kiểm tra đánh giá chi tiết nhằm xác định tất cả các chấn thương và các liệu pháp điều trị trực tiếp về sau, bao gồm các đánh giá ở:

  • Vùng đầu: Kiểm tra các biến dạng xung quanh cổ, vết thương, các vết trũng, máu bầm quanh mắt, xuất huyết hòm nhĩ (hemotypanum), chảy dịch não tủy và nước mũi qua tai, thóp đầu bị phồng….

Tre bi chan thuong dau chan doan bang cach nao hinh anh

Đánh giá chi tiết nếu bé bị chấn thương đầu

 

  • Đường hô hấp: Kiểm tra đường hô hấp các dấu hiệu như ngưng thở, thở nhanh hay thở không đều, hay thở theo chu kỳ Cheyne-Stokes (bé thở nhanh dần, sâu dần rồi lại chậm dần).
  • Trạng thái thần kinh: Kiểm tra xem bé có bị xuất huyết võng mạc, rối loạn chức năng cảm giác, hội chứng Horner, dãn đồng tử,…

3. Các xét nghiệm

Các nghiên cứu phạm vi phòng thí nghiệm sau đây có thể dùng để đánh giá trẻ có chấn thương đầu hay không:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ.
  • Kiểm tra sinh hóa máu (ví dụ lượng lipase và amylase).
  • Tính đông máu gồm các xét nghiệm về mức độ fibrinogen, thời gian thromboplastin từng phần, thời gian prothrombin…
  • Phản ứng chéo (kỹ thuật crossmatch).
  • Xét nghiệm khí máu động mạch (Arterial blood gas).
  • Xét nghiệm, sàng lọc các chất độc có trong máu và nước tiểu.

4. Chẩn đoán hình ảnh

Các hình ảnh được dùng để đánh giá các chấn thương đầu ở trẻ em bao gồm:

  • Chụp CT vùng đầu: Là phương pháp nghiên cứu hữu hiệu nhất để chẩn đoán những tổn thương đầu nghiêm trọng hay các chấn thương nội quan.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)ở vùng não: Phương pháp này có độ nhạy hơn so với chụp CT, dùng để đánh giá những tổn thương sâu bên trong não.
  • Siêu âm: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vùng thóp đầu còn mở, do đó việc siêu âm sẽ có tính đặc hiệu cao đối với những tổn thương gây vỡ xương sọ ở trẻ.

Xem thêm:
Điều trị khi trẻ bị chấn thương đầu
Làm gì khi bé bị chấn thương đầu mạnh hoặc bất tỉnh do chấn thương




  1. Head  injury. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/emergencies/head_injury.html>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  2. Head injury – first aid. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000028.htm>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  3. Preventing head injuries in children. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000130.htm>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  4. Concussion. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/concussion/signs_symptoms.html>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  5. Pediatric Head Trauma. Đọc thêm tại: <http://emedicine.medscape.com/article/907273-overview>. [Ngày 27 tháng 11 năm 2014].
  6. Head Injury/Concussion. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  7. Treating minor head injuries in children. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/first-aid/treating-minor-head-injuries-in-children>. [Ngày 04 tháng 05 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com