Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không? Khi nào nên tiêm phòng sởi cho bé hay tiêm vacxin này có an toàn không? là những câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm. Hãy cùng mekhonghoanhao tìm hiểu rõ hơn về bệnh sởi cũng như lịch tiêm chủng cho trẻ mẹ nhé.
Chắc hẳn không mẹ nào có con nhỏ mà không sợ hãi khi nhớ lại dịch sởi đã xảy ra ở nước ta vào tháng 4/2014 tại 61/63 tỉnh thành trong cả nước, khiến gần 5.000 trẻ em mắc bệnh và 146 bé đã tử vong bởi những biến chứng của căn bệnh này. Đây thực sự là một điều rất đau xót, vì căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng chống được bởi các vắc xin chủng ngừa.
Tiêm phòng có phải là cách tốt nhất để ngừa sởi?
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, khá nguy hiểm và có thể trở thành dịch vì vậy việc chủ động tiêm phòng sởi sẽ giảm thiểu được nguy cơ các biến chứng do sởi gây ra.
Bé có thể tử vong do những biến chứng của bệnh sởi, trong khi đó tiêm phòng sởi cho bé là phương pháp hiệu quả giúp ngăn chặn sự bùng phát dịch sởi. Thuốc chủng ngừa MMR là một mũi tiêm 3 trong 1, có thể bảo vệ bé khỏi các bệnh sởi, quai bị và rubella (sởi Đức) (Xem thêm bài 18 bệnh dịch cần tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Mẹ nên cho bé đi tiêm ngừa để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé!
Lịch tiêm phòng sởi mẹ cần nhớ
Ở các nước phát triển, vacxin sởi thường được tiêm vào lúc bé khoảng từ 12-15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi bé được 4-6 tuổi. Tuy nhiên, ở nước ta, do dịch sởi vẫn chưa được đẩy lùi hoàn toàn nên bé thường được tiêm sớm hơn. Mẹ hãy nhớ rõ lịch tiêm chủng cho bé dưới đây nhé:
- Thông thường, các bé sơ sinh sẽ miễn nhiễm với sởi trong 6 tháng đầu đời do có sự miễn dịch truyền từ mẹ nên không cần tiêm phòng sởi cho bé đâu.
- Trẻ 9 tháng: 1 liều vacxin sởi đơn
- Trẻ 15 tháng tuổi : Nhắc lại 1 liều vacxin 3 trong 1, kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella (vacxin MMR)
- Trẻ 6 – 13 tuổi: Nhắc lại 1 liều vacxin 3 trong 1, kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho cả nhà, nếu mẹ và các thành viên khác trong gia đình vẫn chưa tiêm phòng sởi thì cũng nên đến các trung tâm chăm sóc y tế ở địa phương để tiêm phòng nhé.
Hầu hết người trưởng thành chỉ cần 1 liều vắc-xin duy nhất, tuy nhiên, những người nằm trong nhóm nguy cơ cao (như nhân viên y tế, những người nằm trong vùng dịch…) có thể cần tới 2 liều vacxin MMR.
Tiêm phòng sởi có an toàn hay không?
Trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm phòng sởi, một số bé có thể có cảm giác đau ở chỗ tiêm, tuy nhiên điều này sẽ tự mất đi trong khoảng từ 2-3 ngày.
Ngoài ra, khoảng 5-12 ngày sau khi tiêm, bé có thể bị sốt. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng vì sốt thường chỉ kéo dài trong khoảng 2 ngày mà thôi. Rất hiếm khi bé gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
Xem thêm: Nhận biết bệnh sởi ở trẻ em và cách chăm sóc
- Bệnh sởi. Đọc thêm tại: <http://benhnhietdoi.vn/tin-tuc/Benh-nhiet-doi/benh-soi_7835.html>. [Ngày 01 tháng 12 năm 2014].
- Measles. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/measles/basics/definition/con-20019675>. [Ngày 15 tháng 12 năm 2014]
- Measles. Đọc thêm tại: <http://www.healthline.com/health/measles#Overview1>. [Ngày 15 tháng 12 năm 2014].
- Measles. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/infections/lung/measles.html#>. [Ngày 15 tháng 12 năm 2014].
- Measles. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/measles/about/complications.html>. [Ngày 15 tháng 12 năm 2014].
- Measles. Q&A about disease& vaccine. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/measles/faqs-dis-vac-risks.htm>. [Ngày 07 tháng 07 năm 2015